Dị ứng , Mề đay hôm nay

Tôi bị dị ứng mỗi ngày mà không biết lý do

Mỗi khi dị ứng rất khó chịu, da bị nổi mẫn đỏ và ngứa, nhiều khi bị nóng lạnh nên tôi phải uống Thu*c mỗi ngày.

Chào bác sĩ,

Trước đây tôi cũng thỉnh thoảng bị dị ứng khi ăn thịt vịt, thịt bò, đồ biển,... Từ năm 2009 trở lại đây, tôi bị dị ứng mà không biết lý do tại sao (mỗi khi dị ứng rất khó chịu, da bị nổi mẫn đỏ và ngứa, nhiều khi bị nóng lạnh), những loại thức ăn trước đây tôi hay bị dị ứng khi ăn thì hiện tại không có biểu hiện rõ rệt, nhiều khi tôi ăn mà không thấy dị ứng, những khi không ăn lại bị dị ứng. Nói chung hiện tại tôi không thể xác định được tại sao.

Tôi đã đi xét nghiệm máu nhưng không phát hiện ra nguyên nhân, mọi thứ trong tôi đều bình thường. Có 1 lần tôi bị bệnh thủy đậu, thời gian đó tôi không bị dị ứng nữa (tôi thật sự cảm thấy rất thoải mái lúc đó vì không bị những khó chịu của dị ứng nữa), nhưng sau khi hết hẳn thủy đậu tôi lại bị dị ứng lại (có thể trị bệnh dị ứng của tôi bằng cách chích ngừa thủy đậu không?).

Hiện tôi uống Cetirizine, Sagofine, vitamin C, Predmisolon vào buổi sáng và tối nếu không muốn bị dị ứng. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi về bệnh dị ứng cũng như cách chẩn đoán và điều trị?

Xin cám ơn bác sĩ!

(Hoàng Tuấn)

Chào bạn Tuấn,

Đọc thư Tuấn BS rất thông cảm với “hoàn cảnh” hiện tại của bạn. Rõ ràng là bạn bị dị ứng rồi, nhưng khi đã kết luận là dị ứng thì điều trị triệt để là tránh tiếp xúc với dị nguyên (chất gây dị ứng) và dùng giải mẫn cảm với dị nguyên đó. Nhưng trên thực tế không phải khi nào cũng tìm ra dị nguyên, có những trường hợp là mề đay vô căn (tức không có dị nguyên).

Còn vấn đề bạn đã bị bệnh thủy đậu rồi thì cơ thể bạn đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu, không cần chủng ngừa nữa đâu bạn và cũng không có ai dùng vaccin thủy đậu để điều trị bệnh mày đay cả.

Còn thêm 1 chi tiết nữa là bạn không cung cấp nơi bạn ở và làm việc? Bạn có thói quen hay ăn cá hay đồ hải sản sống không (dạng gỏi/nộm sống)? Bởi lẽ bệnh lý nhiễm giun sán cũng gây triệu chứng lâm sàng là ngứa và nổi mày đay, mà bệnh này có yếu tố dịch tễ (VD: vùng Nha Trang - Khánh Hòa - Bình Thuận có thói quen hay ăn gỏi cá sống…). Như vậy không biết bạn đã làm xét nghiệm máu tầm soát các con giun sán chưa?

Còn một điều quan trọng nữa BS muốn nhắc bạn là trong các Thu*c bạn uống liên tục hàng ngày hiện nay có 1 loại kháng viêm mạnh thuộc nhóm Thu*c Corticoid là Prednisolon. Đây là loại Thu*c uống theo toa BS và không nên uống kéo dài vì các tác dụng phụ có hại của nó (ví dụ: viêm loét dạ dày, nặng là xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, giữ muối nước gây phù, lệ thuộc Thu*c, gây suy thượng thận mãn...).

Tóm lại bạn phải khám lại BS chuyên khoa Da liễu để loại trừ thêm 1 số bệnh nhiễm ký sinh trùng, từ đó điều trị ổn bệnh dị ứng.

Chúc bạn mau hết bệnh!

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-toi-bi-di-ung-moi-ngay-ma-khong-biet-ly-do-3249.html)
Từ khóa: dị ứng

Chủ đề liên quan:

dị ứng lý do

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Có nhiều lý do gây ra tình trạng đi tiểu liên tục ở phụ nữ và việc điều trị cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Số trường hợp tái phát cũng tăng cho dù bệnh nhân được điều trị đúng bài bản và theo chỉ định của bác sĩ. Đâu là yếu tố bất lợi khiến vết loét khó lành.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY