Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyên gia nói gì?

“Quyền được ch*t”- một trong những cụm từ mà chỉ cần 0,26 giây tìm kiếm trang Google đã cho 903.000 kết quả.

“Quyền được ch*t”- một trong những cụm từ mà chỉ cần 0,26 giây tìm kiếm trang Google đã cho 903.000 kết quả. Những con số này cho thấy vấn đề quyền được ch*t đã và đang thu hút sự quan tâm của công chúng. Vậy, nên hiểu như thế nào về “quyền được ch*t”? Phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống đã trao đổi với nhà quản lý, cũng như một số bác sĩ để cung cấp đến bạn đọc những góc nhìn khác nhau về vấn đề này...

TS. Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)

Trước đây, trong Bộ luật Dân sự không đề cập đến quyền được ch*t. Nhưng đặc thù trong lĩnh vực y tế, với những bệnh trọng không thể cứu chữa, sống thực vật, những người bệnh ung thư giai đoạn cuối đau đớn đến tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần đến mức họ không thiết tha sống nữa mà trời chưa cho ch*t... nên Bộ Y tế sẽ đưa ra đề xuất đưa quyền được ch*t vào Bộ luật Dân sự sửa đổi.

“Những người bệnh đau đớn đến tột cùng, kéo dài thời gian sống cũng không chữa khỏi bệnh mà họ càng phải chịu nỗi đau về thể xác, họ mong muốn được ch*t nhưng họ không thể Tu tu. Vì thế, nếu quyền được ch*t được công nhận, họ sẽ có quyền đề nghị bác sĩ giúp mình có một cái ch*t nhẹ nhàng, êm ái, thoát khỏi những đau đớn mà bệnh tật đang hành hạ” - ông Quang cho biết.

Tuy nhiên, ông Quang cũng thừa nhận rào cản về mặt tâm lý, đạo đức. Trong quan niệm của nhiều người Việt, dù bố mẹ có nằm sống thực vật vài năm trời người ta vẫn còn hy vọng, còn nước còn tát, không nỡ rút máy thở ra dù biết sự giải thoát cho người ấy cũng chính là giải thoát cho người thân trong gia đình. Đạo đức xã hội không bao giờ cho phép.

Bên cạnh đó, bản thân bác sĩ cũng không dám. Trong lời thề Hypocrate, lời khuyên y đức của Hải Thượng Lãn Ông thì nguyên tắc là còn nước còn tát, còn sống là còn cứu chữa cho đến hơi thở cuối cùng, khi bệnh nhân không còn các chỉ số sinh tồn nữa. Lúc đó người ta tự ch*t, tự trở về thế giới bên kia, trách nhiệm của người thầy Thu*c khi đó mới kết thúc.

Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc cho phép nhân viên y tế thực hiện cái ch*t nhân đạo thì liệu có vi phạm y đức hay không? Với những bác sĩ thấy được sự đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần thì muốn giải thoát cho người bệnh còn hơn là để họ sống thực vật, sống vật vã đến lúc cuối cùng. Những bệnh nhân này dù sống nhưng không cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống. Để đối phó với những cơn đau, giảm sự vật vã, họ cần được tiêm morphin.

Nếu pháp luật cho phép, bác sĩ có thể giúp người bệnh ra đi một cách thanh thản bằng cách kết hợp nhiều biện pháp như: cho Thu*c mê, nghe một bản nhạc, xem một bộ phim... Đấy cũng được coi là nhân đạo.

Trên thế giới đã có Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ và 4 bang của Mỹ công nhận quyền được ch*t. Thậm chí có quốc gia còn phát triển “du lịch lên thiên đường”, dù người bệnh mang bất cứ quốc tịch nào, đến quốc gia đó đề nghị được ch*t là sẽ được chấp thuận. Sức khỏe, sinh mệnh mỗi người đều có quyền tự quyết định, nhất là việc quyết định ch*t trong những trường hợp trên. “Với những phân tích này, Bộ Y tế sẽ mạnh dạn đề xuất đưa vào luật. Trước đó, từ 2005 đã đề xuất nhưng Quốc hội cho biết chưa đến thời điểm cho phép, lần này Bộ Y tế sẽ đề xuất đưa vào luật”, ông Quang nói.

TS. Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch quốc gia, BV Bạch Mai: Quyết định là quyền của bệnh nhân

Quan niệm của người Việt Nam là “còn nước còn tát” - điều này đúng, nhưng phải xác định như thế nào là còn nước. Chữ “tát” ở đây liên quan đến tiền bạc, công sức của gia đình, xã hội trong điều kiện không có nhiều tiền. Quan trọng ở đây là đánh giá về y tế còn nước hay không còn tát.

Bệnh nhân đến viện được khám chữa bệnh là quyền đầu tiên, nhưng khi họ từ chối quyền đó thì không ai ép được. Hơn ai hết chính bản thân người bệnh hiểu như thế nào là hạnh phúc. Một bệnh ung thư giai đoạn cuối di căn đau đớn, dằn vặt; sự tồn tại của họ chỉ tính bằng ngày, vài tháng nhưng họ chịu đựng đau khủng khiếp, nỗi đau lan cho gia đình, người thân; tốn kém tiền của nên họ yêu cầu chấm dứt điều trị để họ ra đi, chấm dứt nỗi đau. Trên thực tế, tại nước ta điều này vẫn xảy ra. Sau khi nghe bác sĩ giải thích, gia đình xin về dù biết ra khỏi bệnh viện là ch*t. Quyết định như thế là quyền của bệnh nhân, của người nhà, người bác sĩ có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng bệnh, phương thức điều trị, chi phí, khả năng...

Tuy nhiên, đây là vấn đề tương đối nhạy cảm, nếu được thông qua thì cách thức tiến hành như thế nào cũng rất khó vì với người thầy Thu*c, để thực hiện “cái ch*t nhân đạo” sẽ rất khó khăn bởi nghề bác sĩ là cứu người chứ không phải để chấm dứt sự sống.

ThS. Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới: Luật không quy định thì vẫn xảy ra trên thực tế

Nội dung này cần xét ở nhiều khía cạnh, từng hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, có những bệnh nhân tiên lượng chính xác, bác sĩ không thể làm gì hơn. Nếu tiếp tục điều trị sẽ gây tốn kém cho gia đình, thậm chí dẫn đến “khuynh gia bại sản”. Với trường hợp này, bác sĩ giải thích cho gia đình, gia đình đồng ý thì bác sĩ cũng có quyết định. Với những trường hợp tiên lượng khả năng sống cao thì dù người nhà muốn xin về thì bệnh viện vẫn giữ lại cứu chữa.

Theo ông Hà, những tình huống trong thực tế có muôn vạn trạng thái khác nhau, luật không quy định thì vẫn xảy ra. Bác sĩ tư vấn rõ ràng, đầy đủ xuất phát từ tấm lòng, còn quyết định như thế nào là quyền của gia đình người bệnh. Có người nhà nghèo nhưng vẫn quyết tâm bán nhà bán cửa để chữa cho người thân của họ, có người thì ngược lại...

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chuyen-gia-noi-gi-10527.html)

Chủ đề liên quan:

chuyên gia nói gì

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY