Bài viết của hotdad john hùng trần bày tỏ quan điểm bằng bột yến mạch thay gạo vì gạo không có nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại đang thu hút nhiều quan tâm của rất nhiều người. theo chia sẻ của john hùng trần, gia đình anh sẽ dùng bột yến mạch thay gạo (thỉnh thoảng sẽ vẫn ăn gạo) vì bột yến mạch có giá trị dinh dưỡng nhiều hơn. yến mạch có nhiều protein, sắt, canxi, kali, omega 3, chất xơ, vitamin... các chất cần thiết cho sự phát triển của não, cơ thể.
Một lý do nữa để không chọn gạo là vì chất asen có trong gạo. Ở hàm lượng cao, chất này có thể gây ra ung thư, đau bụng, đổi màu da, tê liệt, mù hoặc Tu vong. Trẻ em nhiễm asen còn ảnh hưởng tới trí thông minh, khả năng tập trung…
Quan điểm của hotdad hùng trần đã gây về việc ăn dặm của trẻ. không ít người tỏ ra hoang mang vì lâu nay người việt vẫn dùng gạo cho thực đơn ăn uống của trẻ. có những ý kiến phản đối suy nghĩ của john hùng trần, cho rằng anh chưa có kiến thức đúng đắn về vấn đề này.
Bột tốt nhưng chế biến cần thêm các loại thực phẩm. ảnh minh họa
Chia sẻ với pv báo gia đình và xã hội, pgs.ts nguyễn thị lâm – nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho rằng, cũng là một dạng ngũ cốc. về mặt dinh dưỡng gần giống với các thành phần của gạo.
Khi con ăn dặm, cha mẹ cũng hoàn toàn có thể cho con làm quen với gạo, yến mạch, tinh bột mì, tinh bột ngô... các loại ngũ cốc này đều tốt, bố mẹ có thể loại ngũ cốc nào cũng được chứ không nhất thiết chỉ ăn một loại và càng không nên bài trừ loại nào. yến mạch thành phần dinh dưỡng tốt nhưng chỉ ăn riêng yến mạch không sẽ khó có thể đảm bảo được đủ dinh dưỡng cho trẻ. trẻ sẽ thiếu đạm, béo, rau xanh... mọi người chỉ thay yến mạch bằng bột gạo và vẫn phải thêm thịt, cá, trứng, sữa… mới đảm bảo dinh dưỡng.
Để hiệu quả, tốt nhất cần nấu cho bé ăn dặm kèm thêm các loại rau củ quả khác. trẻ trên 6 tháng tuổi còn cần ăn thêm chất xơ để bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa.
Theo chuyên gia, không nên quy kết cho gạo có thể nhiễm asen gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mà loại bỏ gạo. chẳng có bằng chứng nào khẳng định không có nguy cơ nhiễm kim loại nặng hay asen…
Các dinh dưỡng cho rằng, thông thường, trẻ 6 tháng bắt đầu giai đoạn ăn dặm. từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày nhưng trẻ lại cần tới 700 kcal/ngày đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt, phát triển của cơ thể. trẻ nên ăn dặm đúng độ tuổi. việc cho trẻ ăn dặm quá sớm dễ ảnh hưởng tiêu hóa, ngược lại muộn quá cũng không nên vì thức ăn lỏng, dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. hệ miễn dịch kém khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng làm cho chậm lớn.
Pgs.ts nguyễn thị lâm khuyến cáo, giai đoạn trẻ rất quan trọng giúp cho trẻ làm quen với các thực phẩm và sự phát triển của trẻ. không chú ý, cha mẹ có thể vô tình gây hại sức khỏe của trẻ khi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Bữa của trẻ cần cân đối đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm với nguyên tắc "tô màu chén bột". nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, yến mạch… nhóm đạm bao gồm thịt, cá các loại, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, pho mát, các loại hạt có dầu). nhóm vitamin và khoáng chất từ rau, củ, các loại trái cây tươi.
Nhiều mẹ chỉ cho ăn củ mà quên rau lá cũng không tốt. hay có cha mẹ chỉ tập trung chế độ ăn quá nhiều chất đạm giàu chất béo vì nghĩ trẻ ăn nhiều chất đạm mới thông minh. trẻ ăn quá nhiều đạm, đường, nguy cơ sau này có thể trẻ sẽ mắc các bệnh không lây nhiễm, tiểu đường… ngược lại, ít chất đạm, đường mà chỉ chủ yếu tập trung vào ăn rau củ quả vitamin sẽ không có năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
Với trẻ khi nấu không nên thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Ngoài ra khi cho trẻ cần lưu ý các nguyên tắc:
+ khi bắt đầu giai đoạn trẻ nên tuân thủ nguyên tắc "ngọt – mặn". thức ăn gần giống với sữa mẹ, sữa công thức giúp bé dễ thích nghi với thức ăn mới.
+ Ăn với lượng ít rồi tăng. Cụ thể, tháng đầu cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3, nửa chén… cho hệ tiêu hóa của trẻ đảm bảo và cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho phát triển của trẻ.
+ Ăn "loãng – đặc" cho trẻ không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ, đồng thời giúp hệ tiêu hóa bắt nhịp kịp quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
+ không ép trẻ khi không muốn ăn nữa hoặc phản đối việc ăn dặm. cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc khoảng vài ngày rồi tiếp tục để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Chủ đề liên quan:
ăn dặm bột gạo bột yến mạch cho con cho con ăn cho con ăn dặm chuyên chuyên gia chuyên gia nói gì nguyên tắc ăn dặm ở trẻ nói gì sống khỏe thay thế bột gạo bằng yến mạch tranh cãi về việc yến mạch