Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Việc thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không là vấn đề được quan tâm từ rất nhiều bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo thông tin qua lời chia sẻ từ bác sĩ...

thoái hóa khớp gối là tình trạng chuyển biến nặng hơn của bệnh viêm khớp gối. quá trình thoái hóa thường khiến bệnh nhân bị đau nhức, xơ cứng và sưng phù ở khớp gối. người bệnh thoái hóa khớp gối gặp rất nhiều bất tiện trong việc vận động và sinh hoạt hàng ngày.

Chứng thoái hóa khớp gối nếu không điều trị sớm sẽ khiến các dấu hiệu của bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng khá hoang mang vì bệnh lâu ngày không hết, không biết có chữa khỏi được không.

I. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Theo bác sĩ cho biết, chứng thoái hóa khớp gối thường không thể điều trị dứt điểm. các phương pháp hiện nay chỉ có thể giúp bệnh nhân giảm đau, khôi phục khả năng vận động và tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của khớp gối.

Bác sĩ phan anh kiệt – bệnh viện quốc tế chấn thương chỉnh hình sài gòn cũng cho biết, chứng thoái hóa khớp thường gặp ở nữ giới lớn tuổi. đối tượng này chiếm đến 80% trong tổng số các trường hợp được chẩn đoán thoái hóa khớp gối.

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị y tế, bệnh nhân thoái hóa khớp gối phải biết giữ cân nặng hợp lý, tránh béo phì, không làm việc quá sức, tập luyện thể dục, đi bộ, đạp xe, đi bộ… để bảo vệ và tránh cho khớp gối bị quá tải.

II. Những phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Việc can thiệp sự tiến triển của chứng thoái hóa giúp bệnh nhân cải thiện và duy trì chức năng của khớp gối. từ đó ngăn chặn các cơn đau nhức, tình trạng suy nhược và các biến chứng nghiêm trọng:

1. Dùng Thu*c

Các loại Thu*c được sử dụng thường giúp giảm các triệu chứng viêm đau khớp gối. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, lịch sử y tế, lối sống của bệnh nhân mà áp dụng loại Thu*c điều trị phù hợp:

    Thu*c giảm đau: Các loại Thu*c như acetaminophen thường được kê toa nhằm giúp giảm đau nhức khớp gối. Tuy nhiên, đa phần các loại Thu*c giảm đau không có tác dụng giảm sưng.
  • Thu*c chống viêm không steroid (NSAID): Các loại Thu*c chống viêm thường được sử dụng như aspirin, ibuprofen, naproxen và Thu*c ức chế COX-2 được bác sĩ kê đơn giúp bệnh nhân giảm sưng và tiêu viêm. Tuy nhiên, những loại Thu*c này thường mang lại nhiều tác dụng phụ đáng kể. Bệnh nhân nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ khi sử dụng cho người cao tuổi, nhất là với những người cao huyết áp và mắc các vấn đề tim mạch.
  • Thu*c tiêm: Bác sĩ thường tiêm cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối hai loại Thu*c là steroid và axit hyaluronic. Việc tiêm steroid giúp giảm đau nhức và cứng xương khớp; còn axit hyaluronic giúp cung cấp chất nhờn cho phần sụn để bôi trơn khớp gối.

2. Vật lý trị liệu

Bác sĩ thường đưa ra cho bệnh nhân liệu trình tập luyện lâu dài nhằm giảm đau và viêm sưng xương khớp gối. các động tác cụ thể giúp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối kéo căng mô mềm và củng cố phần sụn khớp. từ đó làm giảm khả năng mất cấu trúc sụn và hỗ trợ khớp gối vận động linh hoạt hơn.

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối mạn tính cũng có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ chỉnh hình nhằm ổn định và giảm áp lực đầu gối như:

    Đệm lót giày mềm để làm giảm áp lực đặt lên khớp gối khi di chuyển

3. Biện pháp tâm lý

Các chuyên gia thường gợi ý cho bệnh nhân sử dụng các kỹ thuật thư giãn tâm lý như thiền, yoga, thôi miên, biện pháp sinh học… nhằm giúp bệnh nhân có cái nhìn tích cực, giúp kiểm soát tốt cơn đau khớp gối.

4. Phẫu thuật

Những người bị thoái hóa khớp gối đặc biệt nghiêm trọng, đe dọa phá hủy khớp gối sẽ được cân nhắc tiến hành phẫu thuật để điều trị. thông thường, đầu gối bị thoái hóa ở mức độ nặng sẽ được cân nhắc phẫu thuật thay khớp để giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động.

III. Giảm đau thoái hóa khớp gối không dùng Thu*c

1. Hoạt động vừa phải

Việc tập thể dục rất được khuyến khích đối với người gặp các vấn đề xương khớp. tuy nhiên, bạn nên tránh những hoạt động và các môn thể thao cường độ cao để không làm tình trạng thoái hóa khớp gối nặng thêm.

Bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội và đạp xe vì đây là những hoạt động thể chất ít gây nên tác động có hại cho khớp gối, giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ xương gân và sụn khớp. Từ đó, bệnh nhân sẽ thích nghi và không còn đau đớn trong quá trình vận động.

2. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nếu khi bạn thấy đau nhức khớp gối liên tục hoặc ngắt quãng từng cơn, hãy nằm nghỉ một lúc để khớp xương được thư giãn. bệnh nhân đừng gắng sức vượt qua cơn đau vì điều này khiến khớp xương của bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn.

3. Chườm nóng/lạnh

Bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm hoặc bọc đá lạnh vào bên trong rồi chườm lên vùng bị đau để giúp thư giãn và thả lỏng khớp gối. việc chườm nước ấm hoặc đá lạnh khiến khớp gối giảm đau, sưng và cải thiện các triệu chứng trong một khoảng thời gian nhất định.

4. Giữ cân nặng ổn định

Bệnh nhân nên thiết lập một chế độ ăn kiêng hợp lý để duy trì cân nặng của bản thân và giảm áp lực lên khớp gối. theo các nhà nghiên cứu, ở những người đau nhức xương khớp thì việc tăng lên mỗi một kilogram sẽ tăng áp lực trọng lượng cho khớp gối là 3 kilogram.

Do đó, khi bản thân đang phải chống chịu những cơn đau nhức từ việc khớp gối bị thoái hóa, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn các phương pháp chữa trị thích hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin bạn nên biết: Các dấu hiệu giúp nhận biết chứng thoái hóa khớp gối đang tấn công

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thoai-hoa-khop-goi-co-chua-khoi-duoc-khong)

Tin cùng nội dung

  • Cháu đi khám, BS nói khó đi tiểu là do không điều khiển được cơ vòng bàng quang nhưng không chữa được.
  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người cao tuổi. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân là do thay đổi thời tiết (ngoại nhân) thừa khi cơ thể suy yếu thì tà khí: phong, hàn, thấp tà (gió, lạnh, ẩm thấp) xâm nhập vào làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp.
  • Viêm xương khớp thường được gọi là Thoái hóa khớp hay Viêm khớp thoái hóa, chủ yếu ảnh hưởng đến sụn, là một bệnh lý tiến triển theo thời gian của các khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY