Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyên gia tâm lý nhấn mạnh: Khi tất cả các thành viên đều ở nhà vì dịch Covid-19, phụ huynh nhất định phải làm việc này vì con trẻ

(MangYTe) - Chuyên gia Lloyda Williamson nhắc nhở, cha mẹ chính là tấm gương để con cái noi theo. Vì thế, phụ huynh cần tạo ra cho chính bản thân giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử và mạng xã hội.

Việc sử dụng thiết bị điện tử không còn quá xa lạ trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, vào thời gian này, khi công nghệ trở thành một phần không thể thiếu, nó trở thành nơi để con người giao tiếp với bên ngoài. Cũng vì thế, dù các thành viên trong gia đình dành thời gian cả ngày với nhau, họ vẫn trở nên rất xa cách.

Để hiểu rõ hơn những ảnh hưởng đến trẻ em, tờ The Verge đã phỏng vấn Lloyda Williamson - một trẻ em và là chủ tịch của khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại trường cao đẳng y tế Meharry.

- Những số liệu gần đây chỉ ra: Phần lớn trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đang dành 50% thời gian một ngày để ngồi trước màn hình điện tử trong những ngày đại dịch bùng nổ này. Việc đó sẽ có những tác động gì đến sự phát triển và sức khỏe tinh thần của bọn trẻ?

- Vấn đề này gây khá nhiều tranh cãi. Một mặt, bộ giáo dục đang khuyến khích sử dụng internet để học tập, rèn luyện kỹ năng, cung cấp cho học sinh kiến thức các môn học và chuẩn bị cho những kỳ thi sắp tới.

Mặt khác, như mọi người dễ dàng thấy, đó là mối lo cho sức khỏe khi không biết sử dụng thiết bị đúng cách. Vấn đề xã hội gây ra từ thế giới ảo, có thể lấy ví dụ luôn là "cyberbullying"- bắt nạt qua mạng cũng khiến các bậc lo ngại.

Qua thế giới ảo, tâm trạng, cảm xúc của con người sẽ bị tác động và có thể gây ra các vấn đề như tự ti, trầm cảm… khi tiếp cận những nội dung không phù hợp.

Tần suất tiếp xúc với internet tăng lên cũng đồng nghĩa thời gian cho các hoạt động thể chất bị hạn chế, mức độ tập trung của nhận thức cũng giảm đi rõ rệt.

Nhưng công nghệ kỹ thuật số có nhiều nền tảng và các loại phương tiện khác nhau. Và những vấn đề chúng ta đang phải đối mặt là rất mới.

Những gì chúng ta hiện biết về tác động của thiết bị điện tử, chủ yếu được nghiên cứu đối với tivi. Trong khi đó, tivi rất khác biệt với những nền tảng mà ở đó mọi người có thể tương tác, giao lưu với nhau.

Nên câu trả lời của tôi với câu hỏi này là chúng ta vẫn chưa thật sự có thể biết chắc tác động của công nghệ lên trẻ em trong giai đoạn này, bởi chúng ta chưa có đủ bằng chứng, số liệu và thời gian để nghiên cứu.

Tần suất tiếp xúc với internet tăng lên cũng đồng nghĩa thời gian cho các hoạt động thể chất bị hạn chế, mức độ tập trung của nhận thức cũng giảm đi rõ rệt.

- Người lớn nên làm gì để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra?

- Một trong những điều tôi cho rằng rất quan trọng khi tất cả thành viên đều đang ở nhà, là cách người lớn sử dụng đồ công nghệ, phương tiện truyền thông.

Mọi người hay quên rằng cha mẹ là tấm gương để con cái noi theo, lũ trẻ đang quan sát hành vi của họ. Chúng có thể thấy người lớn, cha mẹ dành bao nhiêu thời gian để lên mạng, đăng facebook, xem youtube… và bắt chước thói quen đó.

Nhiều lúc, hãy tắt hết các thiết bị và làm nhiều thứ khác sẽ có ích hơn là luôn cập nhật tin tức mới nhất.

- Và nên nói chuyện với con cái như thế nào về tình hình bệnh dịch?

- Là người lớn, hãy luôn chú ý đến bọn trẻ đang trải qua những gì trong thời gian căng thẳng này. Chúng chắn chắn ý thức được những khủng hoảng thế giới đang phải đối mặt. Nhiều trẻ vị thành niên cố kháng lại việc ở nhà vì chúng muốn gặp mặt đi chơi với bạn bè. Khi những cuộc vui chơi phải tạm hoãn, phần lớn sẽ cảm thấy buồn bực, khó chịu, chân tay như bị bó buộc.

Với những đứa trẻ nhỏ hơn, đây là cơ hội tốt để nói chuyện về những gì đang diễn ra. Hãy lắng nghe, cho con trẻ có cơ hội được nói ra cảm xúc bản thân, chúng nhớ trường lớp, bạn bè như thế nào, chúng đang cảm thấy ra sao…

Tôi cho rằng nên nói thật về tình hình hiện nay để nâng cao nhận thức cho lũ trẻ. Có thể vài người sẽ nói: "Nói với bọn trẻ rằng có nhiều người đã ch*t vì virut corona ư?". Nhưng chúng ta cần có những buổi nói chuyện nghiêm túc với con trẻ về vấn đề này, như phải giữ khoảng cách an toàn với mọi người, không nói chuyện với người lạ và nhớ rửa tay thường xuyên, tại sao có nhiều người mắc bệnh rồi ốm nặng và con số thương vong ngày càng cao… Tất cả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chúng.

Là bố mẹ, ai cũng muốn biết đâu là dấu hiện thể hiện con cái mình có ổn hay không. Hãy chú ý đến hành vi, thái độ của lũ trẻ, sự thay đổi trong cách nói chuyện, tính cách của chúng. Nếu sự thay đổi ấy có chiều hướng tiêu cực, có thể bố mẹ cần điều chỉnh ngay hoặc đưa con em đến các phòng khám tư vấn tâm lý.

- Các trường học hiện đã đóng cửa, vậy các lớp học trực tuyến sẽ ảnh hưởng đến thói quen học tập của học sinh, sinh viên như thế nào?

- Chúng ta có nhiều thông tin của sinh viên các trường đại học, cao đẳng hơn là các bậc học bên dưới. Tôi cho rằng đây là một cuộc thử nghiệm quy mô lớn.

Đây là thử thách với những người thuộc ngành giáo dục, bởi họ phải làm quen với phương thức giảng dạy mới. Mỗi đứa trẻ có một cách học khác nhau, có khả năng tiếp cận, xử lý thông tin và tính tự lập ở mức độ khác nhau.

Có rất nhiều yếu tố tác động để xem xét mọi người sẽ phản ứng ra sao, tích cực hay tiêu cực về phương pháp tạm thời này. Bố mẹ sẽ là những người theo dõi sát sao và giúp đỡ con em mình.

Là bố mẹ, ai cũng muốn biết đâu là dấu hiện thể hiện con cái mình có ổn hay không. Hãy chú ý đến hành vi, thái độ của lũ trẻ, sự thay đổi trong cách nói chuyện, tính cách của chúng. Nếu sự thay đổi ấy có chiều hướng tiêu cực, có thể bố mẹ cần điều chỉnh ngay hoặc đưa con em đến các phòng khám tư vấn tâm lý.

- Trước khi COVID-19 bùng nổ, nhiều cbậc phụ huynh đã cảm thấy khó khăn khi kiểm soát thời gian sử dụng internet của con cái. Vậy đó có phải điều tốt hay không khi giờ đây công nghệ là nơi mọi người có thể kết nối với thế giới bên ngoài, đặc biệt với trẻ em?

- Tôi không muốn đưa ra câu trả lời hoặc có hoặc không. Bởi internet giờ đây là thứ không thể thiếu trong cuộc sống. Cái chúng ta đang tìm kiếm là sự cân bằng, để vừa có thể học tập, vui chơi và kết nối với nhau. Thi thoảng, hãy gạt các thiết bị điện tử, công việc sang một bên và dành thời gian cho gia đình. Cùng nhau nấu nướng, dọn dẹp, vẽ tranh, làm vườn,…

Rất nhiều hoạt động, phần mềm bạn có thể sử dụng. Cái chính là điều gì mang lại cảm giác yên bình, vui vẻ thay vì tập trung vào nhiều thứ mang lại sự căng thẳng, mệt mỏi.

* Theo The Verge

Dịch bệnh có thể phá vỡ cuộc sống ổn định nhưng không thể phá vỡ tương lai nếu chúng ta học cách kiểm soát 4 thứ sau: Làm được thì cả đời không lo bấp bênh!

An Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/chuyen-gia-tam-ly-nhan-manh-khi-tat-ca-cac-thanh-vien-deu-o-nha-vi-dich-covid-19-phu-huynh-nhat-dinh-phai-lam-viec-nay-vi-con-tre-4202034184040740.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Mangyte ơi, tôi bị viêm xoang rất nặng, chữa nhiều nơi không khỏi. Tôi muốn khám chuyên khoa Tai Mũi Họng nơi các GS.BS nhiều kinh nghiệm thì nên đến đâu ở TPHCM? Mong Mangyte tư vấn giúp. Trân trọng cảm ơn. (Thanh Hùng - TPHCM)
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY