Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia y tế giải đáp thông tin mắc Covid-19 sau khi xét nghiệm âm tính

Theo các chuyên gia y tế, điều này là bình thường do thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm.

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu. Mỗi loại xét nghiệm có ngưỡng phát hiện nhất định. Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm Covid-19 hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Realtime RT-PCR ( xác định người nhiễm Covid-19). Đây là phương pháp có độ nhạy, đặc hiệu rất cao.

Cũng theo PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm

Cũng theo chuyên gia, vì được quản lý tốt nên bệnh nhân mới được xét nghiệm nhiều lần. Việc cho kết quả dương tính lần này đã khẳng định việc cách ly 14 ngày là hợp lý.

Về thông tin này, BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết thêm, bệnh nhân xét nghiệm âm tính tức là trong dịch họng không tìm thấy virus. Tại thời điểm đó không lây cho người khác. Nhưng nếu trong thời kỳ ủ bệnh thì sau vài ngày bệnh nhân phát bệnh và lại trở thành dương tính. Khi đó sẽ có khả năng lây cho người khác

Vì thế, trong trường hợp F1 (những người tiếp xúc gần với bệnh nhân F0) âm tính vẫn cần cách ly tập trung vì bất cứ lúc nào F1 cũng có thể trở thành dương tính.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho rằng, với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19 (F1), nếu kết quả âm tính có nghĩa đến thời điểm xét nghiệm người đó chưa phát bệnh, chưa có khả năng lây lan cho người khác. Chưa phát bệnh chứ không có nghĩa là không bị bệnh, do vậy phải tiếp tục giám sát, cách ly chặt chẽ trong 14 ngày để khẳng định rằng bệnh nhân không phát bệnh trong 14 ngày đó.

Còn theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm- thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khi một người bị nhiễm Covid-19, virus corona mới chỉ xâm nhập các tế bào. Chúng cần một thời gian vài ngày, gọi là thời gian ủ bệnh, để nhân lên, đến một lúc nào đó mới đủ nhiều, xuất hiện trong dịch đường hô hấp và mới có thể làm lây bệnh cho người khác khi bệnh nhân làm văng những giọt bắn đường hô hấp, ví dụ khi ho. Xét nghiệm chuẩn RT-PCR mà chúng ta và các nước khác đang sử dụng dựa trên dịch phết họng. Vì vậy với người mới bị lây, virus chưa kịp xuất hiện trong dịch phết họng, kết quả vẫn cho âm tính với SARS - CoV-2.


Hòa Thuận (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/chuyen-gia-y-te-giai-dap-thong-tin-mac-covid19-sau-khi-xet-nghiem-am-tinh-1622130.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY