Ðiều dưỡng La Thị Bích Liễu, Bệnh viện Phổi Ðà Nẵng nói chuyện qua điện thoại với cô gái đang điều trị COVID-19 trong buồng bệnh làm tôi ngỡ như tâm tình giữa hai mẹ con.
Nước mắt như muốn trào rơi bởi tình cảm ấm áp, thân thương chứ không phải giữa người thầy Thu*c với bệnh nhân… Lòng nhân ái, sự thấu hiểu và chia sẻ nỗi đau của người bệnh là điều đầu tiên có thể nhận thấy ở chị Liễu. Giọng nói ấm áp, từng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười và lời nói của chị như xoa dịu nỗi cô đơn, giúp người bệnh an tâm hơn trong suốt quá trình điều trị. Và khi trao đi nụ cười, cũng là lúc họ tự tạo niềm vui cho chính mình.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng động viên cán bộ y tế trong những ngày chống dịch. (chụp tháng 8/2020). Ảnh: Tuấn Dũng
Buông điện thoại ra khỏi tay, chị Liễu phân trần: Cô bé trong buồng bệnh đi du học từ nước ngoài về, cách ly, được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, kết quả dương tính. Mấy hôm nay bộ đàm từ ngoài vào buồng bệnh hư, tôi thường điện thoại động viên con bé cho nó yên tâm điều trị. Nhìn nó kìa, ngồi thu lu, co gối trên giường, đầu gục xuống gối, tôi biết nó buồn lắm khi biết tin mắc COVID-19, nên sau giờ vào khám, cho uống Thu*c, tôi lại điện thoại với con bé để cho nó vui.
Chị La Thị Bích Liễu, đã có 32 năm làm công tác điều dưỡng. Ban đầu chị làm tại Khoa Lao của Bệnh viện Đà Nẵng. Đến năm 2006, thành lập Bệnh viện Phổi, chị được điều động về đây và công tác từ đó đến nay.
Những ngày tháng 7/2020, TP. Đà Nẵng căng thẳng chống dịch COVID-19, chị tình nguyện xin ở lại bệnh viện. Khi chưa có bệnh nhân COVID-19 chuyển đến, chị cùng các điều dưỡng khác may từng cái drap trải giường, đồ phẫu thuật phục vụ nhân viên bệnh viện và bệnh nhân. Những ngày chống dịch, chị Liễu tình nguyện ở lại bệnh viện, theo sát từng bước chân bác sĩ, thực hiện y lệnh, chăm bệnh nhân như người thân của mình.
Bệnh nhân COVID-19 thời gian đầu của Đà Nẵng đều là người bệnh nặng, nguy kịch tính mạng. “Có bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, cần rất nhiều sự trợ giúp y tế.
Hàng ngày, công việc của tôi là chăm sóc toàn diện cho họ, làm vệ sinh cá nhân, thay băng, vỗ rung, hút đờm,... hay cứ mỗi 2 tiếng lại trở người cho bệnh nhân, tránh không để chị bị loét...
Những ngày ở bên chăm sóc bệnh nhân nặng như thước phim chầm chậm ùa về trong tâm trí, văng vẳng bên tai tôi là tiếng thu âm của cô con gái bé bỏng ở nhà: “Mẹ ơi! Về với con!”. “Con gái vẫn luôn tin rằng, sẽ có một phép màu để mẹ nhanh trở về nhà...”, chị Liễu nhớ lại những ngày căng mình chạy đua trong đợt dịch.
Nói chạy đua là bởi đa phần những bệnh nhân đến Bệnh viện Phổi Đà Nẵng mắc các bệnh nền rất nặng như suy thận mạn, suy tim, đái tháo đường, thậm chí là ung thư di căn. Không cần mắc COVID-19, riêng bệnh nền của họ cũng đã khiến nguy cơ Tu vong rất cao, công tác điều trị, chăm sóc của bác sĩ, điều dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn.
Khi Đà Nẵng trở lại thời kỳ phát triển bình thường mới, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng là nơi điều trị bệnh COVID-19 duy nhất của thành phố. Với khoảng 50 y bác sĩ đang làm việc tại đây, mỗi ngày họ như chạy đua với thời gian để giữ chặt bệnh nhân khỏi lưỡi hái của thần ch*t.
Thế nhưng, họ vẫn không chùn bước. Những nữ điều dưỡng tại đây đều là những người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé nhưng bước chân lại thoăn thoắt.
Trong phòng làm việc, họ chăm chú theo dõi những bệnh án, đơn Thu*c. Trong phòng bệnh, họ phải theo dõi từng chỉ số sinh tồn của bệnh nhân qua hàng loạt máy móc. Các điều dưỡng gần như phải có mặt liên tục, theo sát từng hơi thở, nụ cười của bệnh nhân.
Mỗi bước đi của các điều dưỡng ngày hôm qua có thể xiêu vẹo vì mệt, nhưng không vì vậy mà ngày mai bỏ cuộc. Khi ở tâm dịch, những con người nhỏ bé kia đã hóa chiến binh, kiên cường đến không tưởng.
Điều dưỡng La Thị Bích Liễu trò chuyện cùng phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống.
Hiếm có một nghề nào buộc con người phải vượt qua giới hạn về tình thương và sự chai lỳ trước những điều tiếng không hay, cũng như đối mặt với những hiểm họa rình rập... như vậy.
Vì lẽ đó, người làm điều dưỡng phải gạt bỏ hết những định kiến của xã hội, chuyên tâm vào công việc, giữ vững tình yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp, luôn nhẫn nại, lắng nghe, thấu hiểu bệnh nhân và luôn coi người bệnh là người nhà của mình, chăm sóc người bệnh cũng giống như chăm sóc chính gia đình vậy.
Làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao nên tất cả mọi người phải mặc đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân. Chỉ cần đứng tầm nửa tiếng, nhiều người đã không chịu nổi. Đến khi bước ra, họ bị mất nước, mất muối, không ít chị em bị kiệt sức, ngất xỉu.
Tại Khoa Nội 3 - Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân COVID-19, các điều dưỡng phải đứng liên tục nhiều giờ liền. Những ngày đầu tiên, họ đứng 1 tiếng đồng hồ đã hoa mắt chóng mặt. Nhưng hôm sau, họ có thể đứng hơn 2 tiếng, rồi 3 tiếng, 4 tiếng. Với họ, nhiệt huyết còn thì vất vả đến đâu cũng không làm họ gục ngã.
Nói về việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 như người thân của mình, chị Liễu bồi hồi: Nghề y là công việc phải đặt cái tâm lên trên hết.
Chúng tôi, những thầy Thu*c trên dải đất này đã thầm lặng hy sinh, coi bệnh nhân như người thân của mình. Hằng ngày phải chứng kiến những nỗi đau, trăn trở của bệnh nhân, niềm vui lớn nhất mà người điều dưỡng nhận được có lẽ là cơ hội được tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người bệnh, giúp họ vượt qua những giai đoạn khó khăn và chiến thắng bệnh tật. “Vui nhất là khi có những người bệnh tưởng chừng sẽ không qua khỏi, nhưng nỗ lực của chúng tôi đã giúp họ hồi phục và có ngày xuất viện. Nhìn thấy người bệnh được hồi sinh, đối với chúng tôi, không có hạnh phúc nào lớn hơn thế...” - chị Liễu chia sẻ.
Chủ đề liên quan:
nCoV Sức khỏe toàn dân sức khỏe việt nam Viêm phổi cấp virus corona Virus corona Virus corona