Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyện tử tế: Những chuyến xe nghĩa tình chuyển bệnh

Một trong những việc làm nhân ái, đùm bọc nhau của người dân An Giang là ở tỉnh này có đến 197 xe chuyển bệnh miễn phí, đã kịp thời cứu sống biết bao người.

Bảo bọc nhau

Trước đây, mỗi khi chẳng may bệnh tật phải đến bệnh viện, người dân ở nhiều vùng nông thôn tỉnh an giang chỉ có thể dùng xuồng, ghe hoặc xe ba gác tự chế. do phương tiện vận chuyển thô sơ nên khi đến nơi đã quá muộn, xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc. thấy vậy, một số nhà hảo tâm liền mua xe chuyên dụng tặng hội chữ thập đỏ để dùng làm xe chuyển bệnh từ thiện. nhờ đó, rất nhiều người được cứu chữa kịp thời.

Thấy hiệu quả của việc làm trên, hội chữ thập đỏ phối hợp với nhiều ban ngành vận động bà con hùn tiền mua xe chuyển bệnh miễn phí. ông bùi thiện nhân, một nhà hảo tâm ở tt.an châu, h.châu thành, thổ lộ: “thấy nhiều bà con nghèo khi bệnh không có tiền thuê xe đến bệnh viện nên khi hội chữ thập đỏ vận động, tôi liền rủ người thân, bạn bè và xóm giềng tham gia. cùng là đồng bào trong nước, phải dang tay bảo bọc nhau”.

Tấm lòng thơm thảo của người dân đã khiến những chiếc xe nghĩa tình lăn bánh ngày càng thuận lợi hơn. ông nguyễn hồng thới, chủ tịch hội chữ thập đỏ tt.an châu, cho biết: “trung bình mỗi tháng, tiền xăng dầu từ 15 - 20 triệu đồng. chi phí này đều nhờ sự chung tay đóng góp của các nhà hảo tâm và bà con địa phương. tất cả đều được chúng tôi ghi chép công khai, minh bạch”.

Ai cũng hết mình

Mỗi xe chuyển bệnh từ thiện có một tài xế và một tình nguyện viên. Tất cả đều được sắp lịch trực bài bản, ai rảnh lúc nào trực lúc đó. Mặc dù làm việc không lương, người làm ruộng, người buôn bán nhưng ai nấy đều tận dụng thời gian để làm tốt công việc của mình. Thậm chí, nhiều người chạy chợ từng bữa nhưng có khi vẫn bỏ buổi mưu sinh để có mặt trong những ngày số lượng người bệnh cần phải chuyển nhiều đến bệnh viện. Không những vậy, đôi khi các anh còn dốc tiền túi giúp những người bệnh quá nghèo khổ. Anh Vương Thanh Tùng (ngụ H.Châu Thành) nói: “Tôi nghĩ tính mạng người bệnh là trên hết nên bất cứ giờ phút nào bà con cần là anh em chúng tôi đều nhiệt tình tham gia đưa bệnh nhân đến bệnh viện”.

Nhờ những chuyến xe như vậy mà mỗi năm có rất nhiều lượt người bệnh được phục vụ miễn phí, góp phần cứu sống tính mạng biết bao người. chẳng hạn như ông nguyễn văn liệt (ngụ tt.an châu, h.châu thành) có mẹ đã 80 tuổi, bị bệnh tim, rất nhiều lần nhờ xe cấp cứu mà thoát cơn nguy kịch.

Ông Liệt xúc động bày tỏ: “Mẹ tôi đã được chuyển bệnh 4 lần. Bác tài và anh em tình nguyện viên rất nhiệt tình, tận tâm và phục vụ rất chu đáo. Bác tài chạy nhanh nhưng kỹ lưỡng, còn tình nguyện viên biết sơ cứu nên nhờ vậy mẹ tôi qua cơn nguy kịch. Gia đình nghèo, đâu có tiền thuê ô tô; mẹ tôi lại già yếu, không đi xe gắn máy được. Nếu không có xe chuyển viện từ thiện, chúng tôi không biết phải làm sao”.

Ông huỳnh thanh ngọc, phó chủ tịch hội chữ thập đỏ tỉnh an giang, chia sẻ: “toàn tỉnh có 197 xe chuyển bệnh miễn phí. hằng năm, hội chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với sở y tế mở lớp tập huấn kỹ năng sơ cấp cứu cho tài xế xe chuyển bệnh miễn phí. riêng việc kiểm định xe được hội chữ thập đỏ phối hợp ngành chức năng thực hiện 2 năm/lần”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/chuyen-tu-te-nhung-chuyen-xe-nghia-tinh-chuyen-benh-1402822.html)

Tin cùng nội dung

  • Đang nằm trên cáng cứu thương, Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) liền vùng dậy “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đánh bác sĩ của Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Việt Tiệp- TP Hải Phòng. Sự việc xảy ra vào 21 giờ 30 phút ngày 7/10, tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt - Tiệp.
  • Sở Y tế Hà Nội khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn, phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các bệnh viện Trung ương trên địa bàn TP Hà Nội để nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả của vụ T*i n*n sập nhà cổ. Đây là nội dung của công văn số 1095/KCB- QLCL của Cục Quản lý Khám chữa bệnh gửi Sở Y tế Hà Nội chiều ngày 22/9
  • Hai ca ghép tim, gan đặc biệt vì hành trình vượt gần 2.000 km của khối tim, gan từ BV Chợ Rẫy- TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã làm hồi sinh sự sống cho hai bệnh nhân bị suy tim và xơ gan. Đây cũng là hành trình vận chuyển tạng dài nhất được ghi nhận tại Việt Nam
  • Một trong những dấu hiệu cần phải chú ý bạn có thể bị nhồi máu cơ tim đó là triệu chứng đau thắt ngực.
  • Đã có một thời gian dài, tội phạm hoạt động trong bệnh viện không chỉ là nỗi lo lắng của người bệnh mà còn là bức xúc của các bệnh viện.
  • Hải Thượng Lãn Ông trong sách Vệ sinh yếu quyết cũng có lời khuyên người ta không nên giao hợp “trong những khi trời đất chấn động như: mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét; khi nằm giữa trời, trong đền miếu, trước tượng vị thánh hiền, trước bếp...
  • Khử trùng vết thương bằng cồn, I ốt; Ngửa cổ ra sau để ngăn bị chảy máu mũi; Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt… Đó là những cách bạn thường làm khi cấp cứu ai đó khi chưa kịp đưa họ tới bệnh viện.
  • Tấm ảnh tự sướng ở Nepal của thành viên đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã kịp xuất hiện trên mạng nước ngoài.
  • Tết của y bác sĩ cấp cứu, hồi sức luôn là những ngày tất bật đến chóng mặt. Tết của những người túc trực tại các “điểm nóng” như lễ hội đường hoa, bắn pháo bông... cũng không dễ dàng chút nào.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY