Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Citalopram STADA: Thuốc điều trị hoảng loạn trầm cảm

Bệnh nhân đái tháo đường, động kinh không ổn định tránh dùng, động kinh đã được kiểm soát, có nhịp tim chậm đáng kể, gần đây có nhồi máu cơ tim cấp

Nhà sản xuất

STADA-VN J.V

Thành phần

Citalopram.

Chỉ định/công dụng

Đợt trầm cảm nặng. Rối loạn hoảng loạn có hoặc không có chứng sợ khoảng rộng.

Liều dùng/hướng dẫn sử dụng

Người lớn: Đợt trầm cảm nặng: liều đơn 20 mg/ngày; tùy đáp ứng, có thể tăng tối đa 40 mg/ngày; tiếp tục điều trị trong 4-6 tháng sau khi đã hết triệu chứng để ngăn tái phát. Rối loạn hoảng loạn: liều đơn 10 mg cho tuần đầu tiên trước khi tăng đến 20 mg/ngày; tùy đáp ứng, có thể tăng tối đa 40 mg/ngày; tiếp tục điều trị trong nhiều tháng. Người > 65t.: giảm nửa liều; suy gan nhẹ-trung bình hoặc chuyển hóa kém đối với CYP2C19: khởi đầu 10 mg/ngày trong hai tuần đầu, có thể tăng tối đa 20 mg/ngày tùy đáp ứng. Ngưng điều trị: giảm liều dần trong ít nhất 1-2 tuần; nếu xảy ra triệu chứng không thể chịu đựng được sau khi giảm liều/ngưng điều trị: tiếp tục điều trị với liều trước đây; sau đó, giảm liều với tốc độ chậm hơn.

Cách dùng

Uống với nước, cùng hoặc không cùng thức ăn, vào buổi sáng hoặc tối.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần Thuốc. Kết hợp linezolid (trừ khi được giám sát và theo dõi HA). Khoảng QT kéo dài, h/c QT kéo dài bẩm sinh. Dùng đồng thời Thuốc kéo dài khoảng QT. Đang điều trị bằng MAOI.

Thận trọng

Bệnh nhân đái tháo đường; động kinh không ổn định (tránh dùng), động kinh đã được kiểm soát; có nhịp tim chậm đáng kể, gần đây có nhồi máu cơ tim cấp/suy tim mất bù; suy thận/gan; bị/tiền sử bị glaucom. Người cao tuổi. Phụ nữ có thai (cân nhắc lợi ích/nguy cơ), cho con bú. Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Điều chỉnh rối loạn điện giải trước khi bắt đầu điều trị với citalopram. Nguy cơ có ý nghĩ Tu tu/Tu tu hay các triệu chứng lâm sàng tệ hơn. Ngưng Thuốc nếu xuất hiện tiến triển/tăng tần suất co giật, dấu hiệu loạn nhịp tim, khuynh hướng chuyển sang hưng cảm ở bệnh nhân bị hưng-trầm cảm, h/c serotonin (hiếm). Triệu chứng cai Thuốc khi ngưng điều trị. Dùng đồng thời liệu pháp sốc điện. Đã có báo cáo về thời gian chảy máu kéo dài và/hoặc chảy máu bất thường. Có thể tăng triệu chứng loạn thần ở bệnh nhân loạn tâm thần có các đợt trầm cảm. Không dung nạp galactose di truyền, thiếu Lapp lactase, kém hấp thu glucose-galactose: không nên dùng. Lái xe, vận hành máy móc.

Phản ứng phụ

Rất thường gặp: kích động, căng thẳng; thờ ơ, mất ngủ, run, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ; rối loạn tầm nhìn.; đánh trống ngực; khô miệng, buồn nôn, táo bón; tăng tiết mồ hôi; suy nhược. Thường gặp: giảm sự thèm ăn, giảm cân; giảm ham muốn T*nh d*c, cực khoái bất thường (nữ), lo âu, lú lẫn, thờ ơ, mất tập trung, mơ bất thường, mất trí nhớ; dị cảm, rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, rối loạn vị giác, rối loạn chú ý; rối loạn thị giác; ù tai; nhịp tim nhanh; hạ/tăng HA, hạ HA thế đứng; ngáp, viêm mũi, viêm xoang; tiêu chảy, nôn, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, đầy hơi, tăng tiết nước bọt; ngứa, phát ban; đau cơ, đau khớp; đa niệu, rối loạn tiểu tiện; liệt dương, rối loạn xuất tinh, giảm xuất tinh, đau bụng kinh; mệt mỏi, sốt.

Tương tác

Chống chỉ định: MAOI (có thể gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, bao gồm hội chứng serotonin; không dùng citalopram trong vòng 14 ngày sau khi ngưng sử dụng MAOI không thuận nghịch hoặc khoảng thời gian chuyên biệt sau khi ngừng sử dụng MAOI thuận nghịch; không dùng MAOI trong vòng 7 ngày sau khi ngừng citalopram), Thuốc kéo dài khoảng QT, pimozid (tăng khoảng QT). Thận trọng kết hợp: Selegilin (> 10mg/ngày); lithi, tryptophan (tăng tác dụng của citalopram); Thuốc có hoạt tính serotonin (không khuyến cáo, có thể tăng tác động liên quan đến 5-HT); cây nọc sởi Châu Âu (là St. John's Wort, có thể gia tăng tác dụng không mong muốn); Thuốc chống đông máu, Thuốc ảnh hưởng chức năng tiểu cầu (có thể tăng nguy cơ xuất huyết); rượu (không nên kết hợp); Thuốc gây hạ kali/magnesi huyết (tăng nguy cơ loạn nhịp tim ác tính); Thuốc làm giảm ngưỡng co giật khác (có thể giảm ngưỡng co giật). Ảnh hưởng dược động học của citalopram: Cimetidin (tăng nồng độ ổn định trung bình của citalopram, chỉnh liều khi cần); omeprazol, escitalopram (tăng nồng độ escitalopram trong huyết tương, giảm liều citalopram dựa trên việc theo dõi tác dụng không mong muốn); metoprolol (tăng nồng độ metoprolol trong huyết tương). Ảnh hưởng của citalopram với Thuốc khác: Desipramin, imipramin (tăng nồng độ desipramin trong huyết tương, giảm liều desipramin nếu cần thiết).

Phân loại (US)/thai kỳ    

Mức độ C: Các nghiên cứu trên động vật phát hiện các tác dụng phụ trên thai (gây quái thai hoặc thai ch*t hoặc các tác động khác) và không có các nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ; hoặc chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ hoặc trên động vật. Chỉ nên sử dụng các Thuốc này khi lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.

Phân loại MIMS

Thuốc chống trầm cảm [Antidepressants]/Thuốc giải lo âu [Anxiolytics]

Trình bày/đóng gói

Citalopram STADA 10mg; Viên nén bao phim 10 mg; 3 × 10's.

Citalopram STADA 20mg; Viên nén bao phim 20 mg; 3 × 10's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/c/citalopram-stada/)

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY