Khoa học hôm nay

Clip: Đại bàng lộng hành trên lãnh thổ của báo sư tử, kẻ đi săn bỗng trở thành con mồi

Vô tư săn mồi trên vách núi hiểm trở, đại bàng không hề biết mình đang xâm phạm lãnh thổ của báo sư tử. Cuộc chiến giữa bá chủ bầu trời và kẻ săn mồi vùng núi đá sẽ có kết cục ra sao?

Clip: Đại bàng lộng hành trên lãnh thổ của báo sư tử, kẻ đi săn bỗng trở thành con mồi

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng. Chúng sinh sống nhiều ở núi cao, thống trị cả vùng trời rộng lớn. Loài chim hung dữ này săn rất nhiều con mồi, từ cá, rắn rết, bò sát, gặm nhấm đến những loài ăn cỏ cỡ vừa như dê, cừu,...

Đại bàng khét tiếng với độ thiện chiến, sẵn sàng đồi đầu với cả những kẻ ăn thịt cỡ lớn như sói xám và gấu nâu. Sở hữu khả năng chao lượn thần tốc trên không, lại được trang bị cắp vuốt sắc và chiếc mỏ khoằm đáng sợ, đại bàng gần như không sợ bất kỳ kẻ thù nào.

Là một loài chim khôn ngoan, đại bàng tận dụng nhãn quan tinh tường để quan sát toàn cảnh khu vực trước khi hành động. Chính vì vậy nên ít con mồi nào có thể trốn thoát một khi đã rơi vào tầm ngắm của đại bàng. Dẫu vậy, không phải lúc nào đại bàng cũng phát hiện được những mối nguy tiềm tàng.

Trong đoạn video, con đại bàng phát hiện và khóa mục tiêu vào con thỏ hoang. Sau khi quan sát một lượt, nó lao thẳng vào con mồi, dùng cặp vuốt sắc ghim con thỏ xuống đất, khóa cứng đồng đời kết liễu mục tiêu.

Tưởng rằng đây tiếp tục là một chuyến săn dễ dàng, con đại bàng từ tốn ăn thịt thỏ ngay trên vách núi. Tuy nhiên con đại bàng tự đại không hề biết toàn bộ hành động của nó đã bị báo sư tử phát hiện.

Với lối săn mồi lẩn khất, báo sư tử từ từ tiếp cận chúa tể bầu trời và khi đã ở cự ly hoàn hảo thì nhảy bổ vào người con đại bàng, nhe răng cắn thẳng vào cổ con mồi.

Con đại bàng bị tấn công bất ngờ, không kịp phản kháng, 2 vuốt đâm sâu vào da thịt con thỏ không thể rút ra để đáp trả con báo sư tử. Cuối cùng kết cục của chúa tể bầu trời là trở thành miếng mồi ngon cho báo sư tử.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/clip-dai-bang-long-hanh-tren-lanh-tho-cua-bao-su-tu-ke-di-san-bong-tro-thanh-con-moi-20200902193707515.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY