Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cơ cấu dân số vàng tạo tiền đề phát triển kinh tế

MangYTe - Trong Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, đã đề ra mục tiêu “tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng”. Làm thế nào để tận dụng cơ hội dân số vàng là bài toán cần được các bộ, ban, ngành, các cơ quan liên quan nghiên cứu để có đáp án tốt nhất.

Những cơ hội đến từ "dân số vàng"

Việt nam đã bước vào thời kỳ "dân số vàng" (số người trong độ tuổi lao động gấp đôi so với số người phụ thuộc) từ năm 2007 và dự báo kéo dài gần 40 năm. đây sẽ là thời kỳ hoàng kim về chỉ số cơ cấu dân số vàng, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Các nhà kinh tế đã tính được rằng, giai đoạn 2009 - 2019, do số người "trong độ tuổi lao động" tăng lên, hằng năm đã đóng góp trung bình 1,2% cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, khi chi sẻ với báo chí về cơ cấu dân số vàng ông nguyễn doãn tú, tổng cục trưởng tổng cục ds-khhgđ nhấn mạnh rằng, cơ cấu dân số "vàng" mới chỉ là tỷ lệ và số lượng "dân số trong độ tuổi hoạt động kinh tế" lớn, mới mang lại "khả năng", "cơ hội" chứ chưa phải là đã trực tiếp có ngay kết quả cho tăng trưởng và phát triển kinh tế".

Cơ cấu dân số vàng tạo tiền đề phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Số người trong độ tuổi lao động tại việt nam đang chiếm 2/3 tổng số dân- đạt cơ cấu dân số vàng- ảnh minh họa.


Để tận dụng cơ hội cơ cấu dân số "vàng" còn phải đảm bảo: những người trong "độ tuổi hoạt động kinh tế" có khả năng làm việc. nếu trong độ tuổi này nhưng ốm đau, bệnh tật, không có khả năng lao động thì cũng không tác động tích cực cho phát triển. bên cạnh đó, những người "có khả năng làm việc" phải có việc làm, bởi nếu họ thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định cũng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển.

Giải pháp hiệu quả sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế

Cơ cấu "dân số vàng" ở nước ta mới là xét ở số lượng, để tận dụng cơ hội "cơ cấu dân số vàng", biến thành cơ hội thực sự thì phải chú trọng đến việc đầu tư xây dựng chất lượng dân số. việc đảo đảm cho khoảng từ 65 đến 70 triệu người trong độ tuổi lao động có đủ việc làm trong thời kỳ "dân số vàng" là một thách thức lớn do nguồn lực đầu tư trong nước hạn chế.

Việc đầu tư xây dựng chất lượng dân số cần bắt đầu từ tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao tỷ lệ những người "trong độ tuổi lao động" có khả năng làm việc và công việc ổn định. nếu những người "trong độ tuổi lao động" nhưng ốm đau, bệnh tật, khuyết tật, thương tật thì khả năng lao động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn. hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người khuyết tật trong độ tuổi lao động, đây cũng là một trở ngại lớn trong sự phát triển kinh tế.

Tận dụng hay bỏ lỡ cơ hội dân số vàng đều mang đến những tác động cực kỳ sâu sắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. pgs.ts giang thanh long, viện trưởng viện chính sách công và quản lý, đh kinh tế quốc dân - người đã có nhiều nghiên cứu về dân số và phát triển cho rằng: việt nam cần có một hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt, các dịch vụ chăm sóc lão khoa, chăm sóc người cao tuổi cần phát triển. để tận dụng cơ hội dân số vàng và cụ thể hóa trong xây dựng chính sách, đặc biệt là chính sách cho nguồn nhân lực.

"nếu chỉ nói về chính sách cho nhóm dân số trẻ thì tôi cho rằng việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật (tay nghề, kiến thức chuyên môn) và kỹ năng mềm (hay kỹ năng sống) là điều cốt yếu để họ không chỉ làm được công việc chuyên môn tốt, có hiệu quả mà còn biết cách đối nhân xử thế, ứng phó với từng tình huống cụ thể" - pgs.ts giang thanh long nói.

Cơ cấu dân số vàng tạo tiền đề phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng mềm cho giới trẻ là điều cốt yếu để dân số có chất lượng vàng - ảnh minh họa.


Nhìn vào tổng thể nền kinh tế với gần 70% dân số sống ở nông thôn, những năm tới đây, việt nam vẫn phải nhấn mạnh sự phát triển nông nghiệp và nông thôn mới theo hướng tăng năng suất sản xuất nông nghiệp, phát triển hoạt động phi nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn.

Mặt khác, nếu như lực lượng lao động dồi dào ở giai đoạn này không làm ra khối lượng của cải vật chất đủ để nuôi sống chính lực lượng này, hậu quả sẽ kéo dài mãi về sau. Giá trị tích luỹ không có, hoặc thấp, Nhà nước sẽ không đủ nguồn lực tài chính để chi trả cho phúc lợi xã hội khi "dân số già".

Trong khi đó, theo số liệu báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã cho thấy: "Việt Nam vẫn đang thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng".

"cơ cấu dân số vàng" mang lại cơ hội và thách thức cho sự phát triển đất nước. nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh nhưng không ít nước đã bỏ lỡ, chìm sâu trong "bẫy thu nhập trung bình". vì vậy, cần khẩn trương tận dụng cơ hội này để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Bình An

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/co-cau-dan-so-vang-tao-tien-de-phat-trien-kinh-te-2020111313335159.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY