Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Con 5 tuổi chỉ nói được 2 từ xin chào, bố mẹ đứng ngồi không yên

Trẻ chậm nói thể hiện sự chậm phát triển. Nếu không điều trị sớm, trẻ sẽ chậm giao tiếp, tiếp thu.

5 tuổi nhưng chỉ nói được một từ đơn

Tại Viện Y dược học Dân tộc, TP.HCM, BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp đón một bệnh nhi được mẹ đưa đến khám. Bé H. (3 tuổi), nép vào người mẹ, tay nắm chặt lấy tay mẹ. Dù chị Liên (mẹ của bé H.) liên tục nhắc nhở “con chào bác sĩ đi”, nhưng mãi sau bé mới thốt ra được 2 từ “con… chào” một cách ngập ngừng, khó khăn. Giống như bé H., bé Q. (5 tuổi) cũng được đưa đến khám, dù bác sĩ và ba mẹ của bé cố gắng tương tác nhiều với con, nhưng bé chỉ nói được vỏn vẹn 2 từ “xin chào”. Những câu còn lại, bé luôn lắc đầu, hoang mang. Cả 2 bé đều được đánh giá chậm nói, cần phải có sự can thiệp của y học.

Bác sĩ Diệp đã tư vấn các phương pháp can thiệp về y học cổ truyền, trong đó có phương pháp điện châm (phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt); phương pháp cấy chỉ (phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut (chỉ phẫu thuật tự tiêu) vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh, có thể duy trì từ 1-2 tuần). Vì điều kiện gia đình ở xa, cả hai bệnh nhi được bố mẹ chọn phương pháp cấy chỉ để tác động vào các huyệt đạo vùng ngôn ngữ và các huyệt đạo thần kinh khác.

Bé N.T.T. (5 tuổi, ngụ Quận 9) được mẹ đưa đến viện để duy trì phương pháp điện châm đã gần 1 năm nay. Cửa phòng bác sĩ trực vừa mở ra, bé đã líu lo không ngừng: “Con chào bác sĩ, nay con đến trễ… Bác sĩ đừng giận con nghen…”. Dù là câu nói bập bẹ, bé cũng phải dừng lại và suy nghĩ vài lần. Theo bác sĩ Diệp, bé đã có sự tiến bộ rất nhiều so với trước đây. Những ngày đầu đến viện, bé chỉ nói được 1 từ đơn “ba”, “mẹ”, “bà”, dù ba mẹ gặng hỏi hoặc mớm một câu ngắn cho bé nhắc lại nhưng bé vẫn nín thinh.

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp đang châm cứu cho một bệnh nhi chậm nói

Về phương pháp điều trị, bác sĩ Diệp chia sẻ: “Thời gian đầu vì nhà quá xa nên bố mẹ của bé lựa chọn phương pháp cấy chỉ, nhưng tình hình vẫn không cải thiện. Sau đó, ba mẹ của bé mới quyết định điều trị bằng điện châm. Bé được châm cứu vào các vùng ngôn ngữ, các huyệt huyết hải, á môn, phong trì… Bên cạnh đó, bé được đánh giá vận động kém ở hai chân, được hỗ trợ châm cứu tại các huyệt ở chân để kích thích sức cơ cải thiện khả năng vận động. Kim châm cứu được gắn điện châm, duy trì tại các huyệt từ 20-30 phút. Đến nay, bên cạnh cải thiện ngôn ngữ, bé đã tăng thêm vốn từ, thích nói hơn trước, đồng thời các vận động ở đôi chân cũng được cải thiện rõ rệt”.

Nhịp cầu kết nối giữa y học và gia đình

Theo BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc Diệp, trong Đông y lý giải nguyên nhân chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ do tổng thể các cơ quan của trẻ như: phế - tâm - can - tỳ - thận gặp phải những vấn đề, ảnh hưởng đến sự phát triển về mọi mặt đời sống của trẻ, khiến cho trẻ chậm nói, chậm ăn, chậm đi…

Tại viện y dược học dân tộc, bên cạnh số ít các trẻ chậm nói thông thường, các bác sĩ cũng thường xuyên tiếp nhận các trẻ chậm nói kèm theo bệnh lý tự kỷ, hoặc tăng động. tuỳ vào từng mức độ, các bác sĩ sẽ lựa chọn can thiệp phương pháp để kích thích vào từng huyệt vị liên quan. đối với những trẻ chậm nói, tự kỷ, tăng động các bác sĩ sẽ kết hợp châm cứu ở những huyệt vị an thần, kết hợp với Thu*c đông y có tác dụng an thần, hoặc kết hợp xoa bóp bấm huyệt để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ghi nhận các trường hợp can thiệp tại việt y dược học dân tộc, trẻ chậm nói từ 2-3 tuổi có khả năng đáp ứng tốt với điều trị, trẻ lớn hơn khả năng đáp ứng chậm hơn.

Bệnh nhi được duy trì điện châm từ 20-30 phút mỗi ngày

Theo nghiên cứu, trẻ từ 1-3 tháng tuổi đã phát ra âm thanh; từ 4-6 tháng bập bẹ những âm đơn; 7-9 tháng đã phát âm “ba”, bà; 12-18 tháng tuổi bắt đầu nói được 1-2 từ hoặc câu đơn giản. Do đó, phụ huynh cần lưu ý những mốc thời gian trên để nắm được các biểu hiện bất thường như: từ 1-3 tháng tuổi mà không đáp ứng với tiếng động mạnh, không phát ra âm thanh; sau 4 tháng đến 12 tháng trẻ không phản ứng với âm thanh, không phát âm được bất cứ từ nào, không phản ứng khi được gọi tên… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, đánh giá tổng quát khả năng nghe. Ở giai đoạn sau 2 tuổi, trẻ chưa nói được từ nào hoặc chỉ nói được bập bẹ vài từ hoặc nói được những nguyên âm cũng được đánh giá chậm nói, được xem là giai đoạn trễ để điều trị.

Bác sĩ diệp khuyến cáo: “trẻ chậm nói thể hiện sự chậm phát triển, nếu chủ quan không điều trị sớm trẻ sẽ chậm giao tiếp. vốn ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, cho nên quá trình phát triển về sau trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. bên cạnh chủ động phát hiện sớm, can thiệp sớm bằng y học để điều trị cho trẻ chậm nói cũng cần sự phối hợp từ phía phụ huynh. theo đó, cha mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường xã hội, cho trẻ tiếp xúc với nhiều người. ở nhà, phụ huynh nên tăng cường giao tiếp với trẻ, tăng cường chia sẻ, kích thích trẻ được chia sẻ, trò chuyện nhiều hơn”.

Trẻ chậm nói có thể có nhiều nguyên nhân: Trước sinh, thai phụ mắc những bệnh lý, hoặc có thói quen uống rượu hút Thu*c. Trong quá trình sinh, trẻ bị ngạt hoặc sang chấn. Sau sinh trẻ bị nhiễm trùng, sốt cao, động kinh, suy dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển. Bên cạnh đó là những nguyên nhân về môi trường gia đình, yếu tố tâm lý, cha mẹ ít trò chuyện, chia sẻ với con…

NGUYÊN AN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tre-cham-noi-can-som-go-bo-rao-can-ngon-ngu-n189959.html)
Từ khóa: Trẻ chậm nói

Chủ đề liên quan:

trẻ chậm nói

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em chậm nói chỉ là tạm thời, có thể cần phải chờ đợi thêm một thời gian hay đây là một tình trạng bệnh lý thực sự, cần can thiệp bởi các chuyên gia y tế là thắc mắc rất lớn của mọi ông bố bà mẹ. Hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
  • (MangYTe) - Trẻ chậm nói nếu không can thiệp sớm sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong sinh hoạt, giao tiếp, học tập và các bệnh lý đi kèm nếu có lại dễ bị bỏ qua.
  • (MangYTe) - Trẻ mắc chứng chậm nói ngày càng gia tăng về số lượng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng và bối rối vì không biết phải làm gì và bắt đầu từ đâu để giúp con. Cùng tham khảo ngay 8 lời khuyên khi dạy trẻ chậm nói dưới đây:
  • (MangYTe) - Chậm nói ở trẻ có thể là tình trạng tạm thời và kỹ năng nói sẽ hoàn thiện theo thời gian. Nhưng ở một số trẻ, chậm nói là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó và cần những biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Phòng âm ngữ trị liệu, thuộc Khoa Thính học - âm ngữ - trị liệu, Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng TP Cần Thơ (ở đường Trần Hưng Đạo, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) tiếp nhận cải thiện tình trạng cho những trẻ chậm nói do nghe kém và nhiều nguyên nhân khác.
  • Con gái tôi 3 tuổi nhưng vẫn không nói được rõ. Cháu nói đớt, lười tập nói và còn rất sợ tiếng động lớn.
  • Hãy đọc truyện tranh cho trẻ nghe và chỉ vào các bức hình, hỏi một vài chi tiết giúp trẻ hiểu và học thêm được một số từ chỉ vị trí.
  • Cậu con trai đầu 3 tuổi mới nói rõ nên chị Ngân chủ quan khi cô con gái thứ hai bằng tuổi này chỉ ê a chưa tròn chữ. Bé gái đi khám chậm nói mới biết có vấn đề về thính giác.
  • Hôm nay (2/4) được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ - ngày thắp đèn xanh trên toàn cầu vì người tự kỷ. Nếu bạn thấy ánh sáng xanh lơ trên các tòa nhà, thì hãy nhớ những người tự kỷ đang rất cần sự cảm thông của chúng ta.
  • Chào các bác sĩ mangyte, Con tôi 4 tuổi, bé có biểu hiện chậm nói và cũng không lắng nghe người nhà nói chuyện với bé. Cô mầm non nói với tôi là có thể bé bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi lo quá, muốn đưa bé đi khám bệnh và trị liệu, vậy tôi nên đưa bé đến bệnh viện hay trung tâm nào? Cảm ơn bác sĩ! (Quỳnh Trang – mehoasua…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY