Vẫn còn quan niệm cho rằng trẻ chậm nói không đáng lo, chỉ cần đợi và trẻ khắc sẽ biết nói. Nhưng, theo lời khuyên của các chuyên gia, khi thấy con có dấu hiệu chậm nói, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, càng sớm càng tốt.
Đừng chờ đợi nếu thấy con có những biểu hiện chậm nói.
Các bất thường như hở hàm ếch, thắng lưỡi ngắn… làm hạn chế sự chuyển động của lưỡi, khiến trẻ khó phát âm thành lời và là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm nói.
Các rối loạn vận động lời nói như mất điều khiển lời nói chủ ý (CAS) khiến não không đưa tín hiệu đến cơ vùng miệng gây khó khăn cho việc phối hợp môi, lưỡi và hàm giúp tạo ra âm thanh.
Những trẻ chậm nói do chậm phát triển thường nói rất ít hoặc thậm chí không nói, không hiểu người khác đang nói gì, lặp lại những gì người khác nói,…
Nghiện thiết bị công nghệ cũng có thể khiến trẻ chậm nói.
Trẻ gặp vấn đề về thính giác sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ của chính mình và những người xung quanh khiến trẻ khó nắm bắt từ, không thể bắt chước hay nói một cách trôi chảy.
Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển đặc trưng bởi sự chậm nói và không có khả năng giao tiếp. Vì thế, đây là nguyên nhân được nghĩ đến nhiều nhất khi trẻ chậm nói. Nếu xác định đúng nguyên nhân chậm nói là tự kỷ thì trẻ cần được can thiệp ngôn ngữ sớm.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý chiếm 70% tổng số trẻ đến khám và điều trị (Nguồn: https://infonet.vn/ipad-thu-pham-khien-tre-cham-noi-nhu-thanh-giong-post163272.info). Nguyên nhân này có thể là do cuộc sống ngày càng bận rộn, cha mẹ không có thời gian quan tâm, nói chuyện với trẻ, khiến trẻ chỉ biết “làm bạn” với tivi hoặc các thiết bị điện tử.
Đây là việc đầu tiên cha mẹ phải làm để xác định chính xác nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ. Khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ sẽ được đánh giá qua bài kiểm tra dựa trên những tiêu chí sau:
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy trẻ chậm nói.
Khi trẻ bước vào giai đoạn tập nói, hãy dạy trẻ những âm thanh đơn giản như: ba, má, cha, mẹ, bà,… để trẻ bắt chước. Bên cạnh lời nói, hãy kết hợp cùng hành động và mô tả, giải thích lại hành động đó giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau.
Khi chơi, giao lưu, học tập,… với bạn cùng trang lứa, nhu cầu giao tiếp của trẻ được kích thích và tăng cơ hội phát triển ngôn ngữ.
Khả năng tập trung, ghi nhớ, phản xạ và ngôn ngữ của mỗi người đều do não quyết định. Có nhiều cách để tăng cường trí tuệ, duy trì sức khỏe cho não và việc bổ sung các sản phẩm bổ não đúng cách, an toàn là một trong số đó.
Khi sử dụng các sản phẩm bổ não cho trẻ nên ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và đã qua kiểm chứng lâm sàng. Có thể kể ra một số vị dược liệu quý như đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba với các thành phần Tây y như Coenzyme Q10, vitamin B6, acid folic… cùng hiệp đồng tác dụng mang đến hiệu quả:
TPBVSK Vương Não Khang được kiểm chứng lâm sàng bởi Bệnh viện Nhi Trung ương giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe não bộ.
Cùng với phác đồ được bác sỹ chuyên khoa chỉ định, vai trò của phụ huynh và gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy trẻ chậm nói. Đây là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì và tràn đầy yêu thương dành cho các con.
Chủ đề liên quan:
bắt chước chậm nói nguyên nhân rối loạn vận động sản phẩm bổ não trẻ chậm trẻ chậm nói