Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ em chậm nói: Làm sao để phát hiện sớm và điều trị kịp thời?

Trẻ em chậm nói chỉ là tạm thời, có thể cần phải chờ đợi thêm một thời gian hay đây là một tình trạng bệnh lý thực sự, cần can thiệp bởi các chuyên gia y tế là thắc mắc rất lớn của mọi ông bố bà mẹ. Hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Nội dung bài viết:

Chậm nói ở trẻ là như thế nào?

Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Cách dạy trẻ chậm nói

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứa

Hãy luôn trả lời bé

Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất

Không được gượng ép

Đừng nôn nóng khi dạy trẻ tập nói

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời

Chậm nói ở trẻ là như thế nào?

Lời nói là phương tiện giao tiếp, thể hiện thông qua âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói đó là: Phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu được trẻ đang nói gì, chẳng hạn như: Trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng nghịu.

Ngôn ngữ là phương tiện dùng để thể hiện và tiếp nhận thông tin, thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ tín hiệu). Ngôn ngữ là thước đo thể hiện trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ thường nghiêm trọng hơn so với rối loạn lời nói.

Rối loạn lời nói và ngôn ngữ là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ. Đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em, có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc).

Chậm phát triển ngôn ngữ hay trẻ em chậm nói là tình trạng khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.

Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Một số dấu hiệu ở trẻ em chậm nói có thể bao gồm:

Bé 7 tháng tuổi chậm nói: Trẻ vẫn không đáp ứng với tiếng động mạnh

Bé 12 tháng tuổi chậm nói: Trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác, kể cả khi cần giúp đỡ hay muốn điều gì đó, cũng không quan tâm đến thế giới xung quanh.

Không bi bô, không biết nói một từ nào, chẳng hạn “mẹ” hay “ba”.

Không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, chỉ tay.

Không phản ứng khi được gọi tên.

Bé 2 tuổi chậm nói: Vốn từ tăng chậm, chưa nói nổi 15 từ. Trẻ không tự nói ra lời mà chỉ nhại lại lời nói của người khác, cũng nói được những cuộc hội thoại đơn giản, với các câu gồm 2 từ trở lên.

Không hiểu các chỉ dẫn hay câu hỏi dài hơn

Không dùng lời nói để giao tiếp, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.

Không biết bắt chước hành động hay lời nói của người khác.

Khi xem sách, bé không thể chỉ vào một bức tranh mà bạn gọi tên.

Bé 3 tuổi chậm nói:

Không sử dụng đại từ nhân xưng nào (con, mẹ).

Không thể ghép các từ thành câu ngắn, không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn

Lời nói rất không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu, Vẫn thường xuyên lắp bắp (rất khó phát ra âm thanh hay từ ngữ), khi nói vẻ mặt bé nhăn nhó.

Ít quan tâm hoặc không quan tâm tới sách truyện, Không đặt câu hỏi.

Không quan tâm và không tương tác với các trẻ khác, Đặc biệt khó tách khỏi bố mẹ.

Bé 4 tuổi chậm nói:

Chưa thể phát âm thành thục phần lớn các phụ âm.

Chưa hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”.

Không sử dụng đại từ “con” và “mẹ” đúng cách.

Nguyên nhân trẻ chậm nói

Theo các nghiên cứu, có khoảng 1/5 trẻ em gặp phải tình trạng chậm nói hoặc sử dụng từ ngữ chậm hơn so với các bạn cùng lứa khác. một số trẻ thậm chí còn xuất hiện biểu hiện rối loạn hành vi do nổi cáu vì không có khả năng thể hiện điều mà trẻ muốn nói.

Trẻ em chậm nói đơn thuần đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, việc này có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. cha mẹ cần động viên trẻ tập nói bằng những cử chỉ hoặc âm thanh, cần phải dành nhiều thời gian chơi với con, đọc sách và nói chuyện với trẻ mỗi ngày.

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh khó gặp, thường chỉ được chẩn đoán khi trẻ đi học. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần thêm sự trợ giúp của các chuyên gia.

Đôi khi, chậm nói lại có thể là dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường do các nguyên nhân:

Nguyên nhân bệnh lý: Có thể do trẻ gặp vấn đề ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng (chẳng hạn như mất thính lực...) hoặc cơ quan chỉ huy gặp vấn đề (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não...).

Nguyên nhân tâm lý: có thể do bé được cưng chiều hoặc bỏ bê quá mức, hoặc một biến cố nào đó xảy ra... làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý đang ngày càng gia tăng. điều này có thể do nguyên nhân cuộc sống hiện đại bận rộn khiến các bậc phụ huynh bị cuốn mình theo công việc nên không có nhiều thời gian với con cái.

Tự kỷ: chậm nói là một trong những dấu hiệu khá điển hình của hội chứng tự kỷ. tuy nhiên không phải lúc nào trẻ chậm nói cũng là tự kỷ. tự kỷ là một dạng bệnh lý của não bộ vì có xuất hiện rối loạn phát triển thần kinh do có những gen bất thường.

Cách dạy trẻ chậm nói

Giống như nhiều việc khác, khả năng nói của trẻ là tổng hợp giữa yếu tố bẩm sinh và nuôi dạy. gen có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. phương pháp dạy trẻ chậm nói bao gồm:

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ. Hãy nói chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…

Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Bé thường không phát âm chuẩn, nói ngọng, lịu khi vừa mới bắt đầu. bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ em chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.

Cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứa

Bé có thể nói chuyện với bạn cùng lứa mà không thông qua ngôn ngữ. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Hãy luôn trả lời bé

Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, bằng cử chỉ, hành động cơ thể, hãy trả lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất

Cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó.

Không được gượng ép

Lưu ý không nên ép trẻ nói nhưng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, bạn phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.

Đừng nôn nóng khi dạy trẻ tập nói

Tốt nhất nên bắt đầu từ những từ ngữ liên quan đến những tình huống giao tiếp hàng ngày. Bạn có thể sử dụng hình ảnh và điệu bộ để dạy con giao tiếp trước, đây sẽ là tiền đề giúp con học nói rất tốt. Bên cạnh đó cha mẹ cần kiểm soát thời gian xem ti vi của con, nếu cho con xem tivi thì cố gắng ngồi cạnh con để bàn luận về những tình huống trên tivi để tạo thói quen giao tiếp hai chiều với trẻ.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời

Nếu cha mẹ thấy con có một số trong những biểu hiện của chậm nói, hoặc sự phát triển chưa đạt các dấu mốc ngôn ngữ bình thường của lứa tuổi, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám và tư vấn tâm lý kịp thời, nhằm chẩn đoán sớm nhất các vấn đề con có thể gặp phải.

Tóm lại, trẻ em chậm nói ngày càng phổ biến. nguyên nhân dẫn tới tình trạng này cũng rất đa dạng. do đó, cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu của trẻ chậm nói để có phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường trở lại và đưa trẻ khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Theo Thảo Đỗ/ Phụ nữ Sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-em-cham-noi-lam-sao-de-phat-hien-som-va-dieu-tri-kip-thoi-349457)

Tin cùng nội dung

  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY