Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cơn bão cytokines suýt quật ngã người đàn ông ở Hà Nội vốn khỏe mạnh mắc COVID-19

MangYTe - 4 ngày sau khi phát hiện mắc COVID-19, ông D ở Hoàng Mai, Hà Nội bỗng trở nặng, phải chuyển viện tuyến trên gấp.

Ngày 27/6, tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương có 12 bệnh nhân covid -19 khỏi bệnh được ra viện trở về địa phương tiếp tục cách ly theo quy định.

Trong số này có 2 bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực đã hồi phục, xuất viện, nâng tổng số bệnh nhân nguy kịch được cứu sống ở bệnh viện này lên 18 người.

trường hợp thứ nhất là ông b.t.d, 46 tuổi, ở hoàng mai, hà nội. ông d phát hiện mắc covid-19 hôm 3/6.

Vốn thể trạng khỏe mạnh, không bệnh nền, ông d không ngờ mấy ngày sau, bệnh tình tiến triển xấu, phải chuyển đến khoa cấp cứu, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương ngày 7/6.

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ can thiệp thở oxy lưu lượng lớn qua máy HFNC. Tuy nhiên tình trạng bệnh không cải thiện, tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng hơn. Các bác sĩ bắt buộc can thiệp thở máy xâm nhập cho bệnh nhân qua ống nội khí quản.

Người đàn ông 46 tuổi được chuyển tới Khoa Hồi sức tích cực điều trị, thở máy theo chế độ ARDS kĩ thuật cao bảo vệ phổi, theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên tục, lọc máu hấp phụ cytokines.

Sau 15 ngày thở máy và 4 lần lọc máu hấp phụ cytokines, bệnh nhân dần hồi phục. Ngày 22/6, bệnh nhân tỉnh, tự làm được các động tác đơn giản, cai thở máy và rút nội khí quản. Đến nay bệnh nhân đã hồi sức khoẻ đủ điều kiện để ra viện trở về với gia đình.

trường hợp thứ 2 là bà n.t.h, 57 tuổi ở chí linh, hải dương. phát hiện mắc covid-19 hôm 17/5 từ dấu hiệu sốt, 6 ngày sau, người phụ nữ vốn khỏe mạnh lại chuyển biến nặng dần lên và được chuyển đến bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương vào ngày 23/5.

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân covid-19 tại khoa cấp cứu, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. ảnh: thanh đặng

Tại Khoa Cấp cứu, dù được can thiệp oxy lưu lượng rất cao. Đến ngày 26/5 bệnh nhân khó thở, vật vã kích thích, co kéo toàn bộ các cơ hô hấp. Vì vậy, bác sĩ bắt buộc can thiệp đặt ống thở và chuyển bệnh nhân vào khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc hô hấp tích cực.

Bệnh nhân vào khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng an thần, thở máy với thông số cao tối đa, nhưng độ bão hòa oxy máu mới chỉ gần đạt mức tối thiểu của giá trị bình thường. Ngay lập tức bệnh nhân được tầm soát lại tất cả chỉ số xét nghiệm và đánh giá can thiệp lọc máu liên tục. Huyết áp của bệnh nhân tụt thấp, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp nâng huyết áp bằng Thu*c vận mạch.

Với nhận định bệnh nhân trong giai đoạn nhiễm độc tố của virus SARS-CoV-2 rất nặng, bệnh nhân được lọc máu 4 lần liên tiếp để thải độc tố, thở máy thông số kĩ thuật cao dài ngày.

Bệnh tiến triển chậm, các thầy Thu*c tiên lượng sức khỏe bệnh nhân rất xấu. Ngày 5/6, bệnh nhân được phẫu thuật mổ khí quản tại giường, chăm sóc hô hấp tích cực.

Kết quả hội chẩn cho thấy bệnh nhân bị sốc do độc tố virus SARS-CoV-2, phải dùng Thu*c nâng huyết áp rất nhiều ngày, hình ảnh chụp CT phổi cho thấy mức độ tổn thương phổi nghiêm trọng trên 75% diện tích phổi.

Ngày 12/6, sau 17 ngày điều trị tối ưu nhất, bệnh nhân chuyển biến tích cực, bệnh nhân tỉnh và hợp tác, các bác sĩ tập cho bệnh nhân tự thở. Một tuần sau, bệnh nhân cai thở oxy, chuyển sang giai đoạn hồi phục.

TS Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chia sẻ mỗi ca bệnh vào viện có bệnh cảnh lâm sàng riêng. Việc chăm sóc chi tiết, tỉ mỉ, theo dõi sát sao mới mong cứu sống người bệnh.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/con-bao-cytokines-suyt-quat-nga-nguoi-dan-ong-o-ha-noi-von-khoe-manh-mac-covid-19-20210627184234345.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY