Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Con bị bệnh tim, cha mẹ không có điều kiện cũng đành chịu

TS.BS Nguyễn Hoàng Định là người nhiều năm gắn bó trong việc chữa trị bệnh tim bẩm sinh. Với ông, những câu chuyện phía sau bàn mổ tuy trăn trở những cũng là động lực.

Với vị trí là Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch của bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bác sĩ có thể cho biết về thực trạng bệnh tim bẩm sinh ở nước ta?

Tại Việt Nam có khoảng 1% trẻ mới sinh mắc phải các vấn đề về tim, có nghĩa là mỗi năm có 12.000 ca bệnh mới. Trong đó có khoảng 10-20% trẻ bị tim bẩm sinh nặng, cần mổ lúc sơ sinh. Số còn lại cần được phẫu thuật vào độ tuổi 1-3. Điều đáng quan tâm là mức độ nhận thức về căn bệnh còn thấp. Hầu hết gia đình đều chưa có khái niệm về căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là vùng sâu vùng xa - nơi kiến thức thai sản và chăm sóc thai nhi còn hạn chế.

Là trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch, bác sĩ thường thực hiện các ca mổ. Trong quá trình ấy, điều gì khiến ông cảm thấy trăn trở nhất?

Là người trực tiếp gặp gỡ, khám chữa bệnh cho các em, tôi thường xuyên chứng kiến cảnh những em nhỏ gầy gò bị cơn đau hành hạ. Điều này là một nỗi ám ảnh rất lớn. Bên cạnh đó, tôi luôn xót xa khi những bà mẹ tâm sự: “Con bị bệnh tim, cha mẹ không có điều kiện cũng đành chịu”.

Theo ông, điều gì khiến các em nhỏ không có cơ hội được chữa trị?

Nguyên nhân là do chi phí phẫu thuật quá lớn (từ 3.000 USD/ca). Với khoản đối ứng từ bảo hiểm y tế, cơ quan địa phương và các tổ chức khác, chi phí trung bình cho mỗi ca phẫu thuật tim thông qua Nhịp tim Việt Nam còn 1.200 USD. Con số này vẫn vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình bởi họ có thu nhập chỉ 2-3 triệu/tháng.

BS Nguyễn Hoàng Định là người có nhiều năm gắn bó với việc chữa trị bệnh tim.

Trong nhiều năm chữa trị cho các em, trường hợp nào để lại ấn tượng sâu sắc nhất ở bác sĩ?

Bé Cao Hùng Vỹ là trường hợp khiến tôi nhớ nhất, do chính tôi mổ. Em bị suy tim rất nặng, phải lê bước khó khăn và chịu đau đớn. Do tính chất phức tạp của căn bệnh, Vỹ phải phẫu thuật đến 3 lần. Sự kiên cường và quyết tâm của em khiến tôi xúc động. Đến nay, nhìn cậu bé yếu ớt ngày nào đã lớn nhanh, khỏe mạnh và có cuộc sống vui vẻ, tôi cảm thấy cũng vui theo.

Một trường hợp khác là bé Ngô Thảo Uyên - 9 năm liền chiến đấu với căn bệnh. Đây thật sự là một điều kỳ diệu và khả năng phi thường mà người lớn cũng khó lòng có được.

Các trường hợp bệnh tim bẩm sinh thường nhận được sự quan tâm của các tổ chức, giúp thực hiện phẫu thuật với chi phí tiết kiệm.

Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ cho hơn 6.000 bé bị tim bẩm sinh đang chờ được phẫu thuật?

Trước hết, cần đi từ phía nhận thức, phổ cập về bệnh tim bẩm sinh và cách tầm soát bệnh. Hiện nay có nhiều tổ chức thiện nguyện, phi chính phủ thực hiện tốt công tác này như Nhịp tim Việt Nam, quỹ VinaCapital Foundation. Thứ hai, chúng ta cần kêu gọi sự đồng cảm và đóng góp từ các mạnh thường quân, những nhà hảo tâm. Những chiến dịch như “Hành trình 10 bước chân” (của hãng sữa LiF phối hợp cùng Quỹ Nhịp tim Việt Nam) đã thực hiện được nhiệm vụ ấy, giúp xã hội có sự quan tâm với các em nhỏ bất hạnh và chung tay hỗ trợ cho các em có kinh phí phẫu thuật.

Các tổ chức thiện nguyện thường xuyên tuyên truyền và phát hiện trẻ bị tim bẩm sinh ở vùng sâu vùng xa.

Với những gia đình có con bị mắc bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ có lời khuyên nào dành cho họ?

Sự hy vọng và lạc quan mạnh hơn bất cứ phương Thu*c nào. Các gia đình cũng cần tự bổ sung kiến thức và đến bệnh viện để thăm khám, tư vấn điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

“Hành trình 10 bước chân” là chương trình kêu gọi cộng đồng quyên góp cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có cơ hội được phẫu thuật và trở lại với cuộc sống bình thường do sữa LiF phối hợp cùng Quỹ Nhịp tim Việt Nam, dự án “Vết sẹo cuộc đời 6” (Ngô Thanh Vân) tổ chức. 100% số tiền gây quỹ sẽ được dùng để phẫu thuật trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức, tấm lòng hảo tâm có thể đóng góp bằng cách soạn NTVN gửi 1404 (15.000 đồng/tin nhắn); hoặc chuyển khoản trực tiếp cho quỹ tài trợ Nhịp tim Việt Nam tại đây. Độc giả xem thêm thông tin tại Facebook chương trình.

Theo Giang Hoàng Nhơn - Zing.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/con-bi-benh-tim-cha-me-khong-co-dieu-kien-cung-danh-chiu-n281307.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY