Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Cơn co giật - Có phải biểu hiện của bệnh động kinh?

Bệnh động kinh không còn là một căn bệnh quá xa lạ ở thời đại ngày nay. Nhìn đứa trẻ bị mắc bệnh động kinh khi lên cơn co giật, Chúng ta không khỏi xót xa.
Để có thể tránh cho trẻ mắc căn bệnh quái ác này. Chúng ta hãy tìm hiểu về nó.

Cơn co giật như thế nào được coi là động kinh?

Cơn co giật được xem là một chứng bệnh thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời về ý thức, cảm giác, vận động do sự phóng điện đột ngột quá mức nhất thời của một số tế bào thần kinh khiến cơ thể đột nhiên mất ý thức một thời gian ngắn, đồng thời gân cơ ở chân, tay hoặc toàn thân bị co rút và giật.

Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và co giật không kèm theo sốt

Co giật do sốt cao là cơn giật xuất hiện khi sốt trên 38,5oC, thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, cơn giật trên dưới 10 phút kèm theo gồng toàn thân, do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc virus như viêm màng não, viêm não, lỵ trực trùng,…

Còn co giật không kèm theo sốt là cơn xuất hiện do các bệnh tổn thương hệ thần kinh trung ương như xuất huyết não, chấn thương sọ não, động kinh,…
 
Sự phóng điện bất thường của các noron dẫn tới bệnh động kinh

Khoảng 50% trẻ em có sốt cao co giật kéo dài và tái phát nhiều lần, kèm theo một số yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình có người bị động kinh, sốt cao co giật trước 9 tháng tuổi, chậm phát triển tâm lý và có dấu hiệu thần kinh bất thường cũng có thể tiến triển thành bệnh động kinh.

Như vậy, cơn co giật được coi là bệnh động kinh khi cơn giật ngắn trong khoảng 30 phút nhưng định hình giống nhau, lặp đi lặp lại, xuất hiện từ lần thứ 3 trở đi, cơn đến đột ngột mà không báo trước, đồng thời mất ý thức trong cơn.

Bệnh động kinh và phác đồ điều trị

Khoảng 20 - 30% số bệnh nhân mắc bệnh động kinh có cơn co giật điển hình, nhưng nhiều khi trong điện não đồ lại không tìm thấy sóng động kinh.

Tuy nhiên kết hợp các biện pháp thăm khám khác cùng với hỏi bệnh sử của bệnh nhân, các bác sĩ có thể chẩn đoán được có đúng là cơn động kinh hay không, thuộc loại cơn nào và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
   
Trẻ sốt cao dễ dẫn tới những cơn co giật

Trong phác đồ điều trị, ngoài việc cắt cơn co giật cần kết hợp hỗ trợ hô hấp và điều trị nguyên nhân. Khi xác định là cơn co giật trong động kinh, cần phải có sự theo dõi trong quá trình điều trị để ngăn ngừa nguy cơ cơn tái phát. Bên cạnh việc lựa chọn một số Thu*c điều trị, các bác sĩ có thể phối hợp với một số sản phẩm thảo dược để giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Các cảnh báo khi điều trị động kinh

Bệnh nhân bị bệnh động kinh cần được điều trị sớm sau khi được chẩn đoán, lựa chọn Thu*c kháng động kinh theo từng thể co giật với liều ban đầu thấp sau tăng lên đến tối đa.

Hơn nữa bệnh được kiểm soát theo triệu chứng nên cần sử dụng Thu*c duy trì và không ngừng Thu*c đột ngột, nếu không sẽ gây động kinh tái diễn, tần suất cơn dày hơn và cả động kinh kháng trị. Khi không lên cơn nào trong thời gian tiếp theo mới giảm liều từ từ rồi ngừng uống Thu*c, nếu bệnh tái phát sẽ phải điều trị lại từ đầu.

Khi có dấu hiệu lên cơn co giật, cần giữ bình tĩnh, không nên hốt hoảng và thực hiện các bước xử trí ban đầu: Đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, nới lỏng quần áo; Không nhỏ bất kỳ thứ gì vào miệng vì dễ gây sặc, tắc nghẽn đường thở. Gọi xe cấp cứu ngay nếu cơn động kinh tiếp tục kéo dài trên 5 phút, cơn khởi phát liên tiếp và không hồi phục ý thức sau khi hết cơn.

Thông tin cho bạn                                                                    


TPCN Cốm Egaruta giúp làm giảm cơn co giật trong bệnh động kinh
Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính, đòi hỏi thời gian điều trị duy trì và kéo dài. tiếp cận những hướng đi mới trong việc chẩn đoán và điều trị dự phòng cắt cơn động kinh. Mới đây, tại buổi hội thảo với chủ đề “ Thông tin cập nhật về giải pháp mới giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh” được tổ chức Hà Nội, TPCN Cốm Egaruta là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được đánh giá cao, hy vọng góp phần giảm thiểu những tác dụng phụ của nhóm Thu*c tân dược, mang lại giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bệnh.

TPCN Cốm Egaruta một công thức ưu việt kết hợp giữa Đông và Tây y, giúp tăng cường nồng GABA trong não, đồng thời sử dụng Magie, Taurine với An tức hương, Câu đằng, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng não bộ, làm giảm tần suất, mức độ các cơn co giật, hỗ trợ điều trị bệnh động kinh, dùng kết hợp khi điều trị và phục hồi khả năng vận động của cơ thể sau cơn động kinh, nhằm mục đích bảo vệ trí tuệ cùng tâm hồn người Việt.

Sản phẩm được tiếp thị bởi Công ty Cổ phần Trung Mỹ
Địa chỉ: Số 34, ngõ 42 Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04.3775.9051- 08.3977.1963
GPQC: 584/2015XNQC – ATTP
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/con-co-giat-co-phai-bieu-hien-cua-benh-dong-kinh-n215877.html)

Tin cùng nội dung

  • Người hay ăn tiết canh, nem thính... mà có biểu hiện đau đầu, giảm trí nhớ hoặc có u dưới da nên đi khám để phát hiện sớm ấu trùng sán lợn.
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Chỉ nghe kể hiện trạng bệnh, không có đơn do BS kê, nhà Thuốc thôn vẫn bán Thuốc, uống xong, 30 phút trẻ lên cơn co giật, sùi bọt mép, phát ban da.
  • Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây Tu vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY