Dưỡng khí là cái tối cần thiết cho cơ thể con người, nếu thở ra mà không thở vào coi như mạng sống chấm dứt. Không ăn uống con người có thể sống được vài tuần, nếu thiếu dưỡng khí chỉ trong 5 phút con người sẽ ch*t ngay. Dưỡng khí rất cần thiết cho nhu cầu cuộc sống con người nhưng chúng ta thường ít lưu ý đến và cũng không biết cách hít thở để có lượng dưỡng khí đầy đủ giúp cơ thể khỏe khoắn, lành mạnh.
Chính vì thế, trong đạo Phật Nguyên thủy Phật dạy pháp quán hơi thở là một trong những pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
Tập hít thở đúng đắn là hít thở dài và sâu, hít vô thở ra đều bằng mũi. Đây là lý do giải thích nguyên nhân của nhiều thứ bệnh bởi lượng dưỡng khí cần thiết cho não bộ, phổi và các cơ phận khác quá ít. Tình trạng thiếu dưỡng khí lâu ngày khiến cho các cơ phận suy yếu, hoạt động không bình thường và dễ lâm bệnh. Thiếu dưỡng khí là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều tật bệnh, trong đó có bệnh nhức đầu và mệt mỏi.
Bản thân chúng tôi là một bằng chứng thiết thực, khi mới vào Thiền viện chúng tôi chỉ chú trọng tu tâm chớ không quan trọng tu thân, do đó bị rất nhiều bệnh. Trong vài năm gần đây tôi mới nhận ra sai lầm đó và áp dụng quán hơi thở trong đi-đứng-nằm-ngồi nên sức khỏe ngày càng được tốt hơn.
Điều đầu tiên chúng ta cần làm nếu ở nhà lầu là mỗi ngày nên lên xuống cầu thang nhiều lần để máu huyết lưu thông, nhịp tim đập mạnh và nhanh hơn bắt buộc chúng ta hít vào nhiều dưỡng khí và thải ra nhiều khí độc hại.
Mỗi ngày ta nên đi bộ bước nhanh hay lạy Phật, Bồ tát sám hối tối thiểu khoảng 30 phút hoặc hơn nữa càng tốt. Quan trọng hơn hết ta phải tập cách hít - thở bằng mũi chậm, dài và sâu, thực hiện nhẹ nhàng như nước chảy. Hít vô tới đâu ta biết tới đó và thở ra cũng như vậy. Đầu óc hoàn toàn trống rỗng, không toan tính, suy nghĩ gì cả. Càng tập lâu hơi thở càng dài, chúng ta càng hít vào nhiều dưỡng khí cho cơ thể thì càng thải ra nhiều khí độc hại.
Chính nhịp thở chậm, dài và sâu; đầu óc trống rỗng, thanh thản sẽ làm các bộ phận trong cơ thể được mạnh khỏe vì nhận được dưỡng khí bồi bổ dồi dào và thải hết khí độc cặn bã ra ngoài. Để thở như trên chúng ta có thể ngồi trên ghế hay nằm trên giường hoặc bất cứ đâu, miễn là trong tư thế hết sức tự nhiên, thả lỏng toàn thân thoải mái.
Tư thế ngồi thở này là một trong các cách thức nghỉ ngơi và lấy lại sức lực rất công hiệu, có thể áp dụng tại khắp mọi nơi và trong mọi lúc. Chỉ cần vài phút là chúng ta có thể phục hồi sinh lực cho tâm trívà cơ thể. Toàn thân trong tư thế hoàn toàn thư giãn và đầu óc không nghĩ tưởng lăng xăng là hai yếu tố rất quan trọng.
Chỉ cần chúng ta nhiếp tâm vào hơi thở, thở vô biết mình thở vô, thở ra biết mình thở ra. Ta cần chú ý phải thở chậm, dài và sâu trong tư thế hoàn toàn nghỉ ngơi và an ổn, nhẹ nhàng. Khi đã tập quen vàthường xuyên hơi thở của ta sẽ dài và sâu, lượng dưỡng khí hít vào sẽ nhiều hơn và lượng khí độc được thải ra cũng nhiều hơn.
Tư thế nằm thở cũng y như vậy, đây là một dạng Thiền định hết sức đơn giản, dễ dàng mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện. Điều quan trọng nhất là lắng tâm vào hơi thở để tạo sự thoải mái cho chính mình, ngay tức thì đầu óc sẽ hoàn toàn thanh thản, nhẹ nhàng.
Phương pháp hành Thiền bằng cách hít thở chậm, dài và sâu này rất hữu hiệu trên toàn tâm trí và cơ thể con người vì cung cấp dồi dào dưỡng khí và đồng thời thải hết thán khí cùng căng thẳng ra ngoài. Nó giúp chúng ta phục hồi sức lực; thân khỏe, tâm an và định tĩnh, sáng suốt; tái lập thế quân bình cho bộ máy hô hấp, tuần hoàn; trấn an tinh thần, giúp bình tĩnh và không lo lắng, sợ hãi; có thể chữa bệnh tim, nóng nảy, âu lo, huyết áp cao, khó thở, mất ngủ, nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi…
Đặc biệt, nếu chúng ta thực hiện hít thở dài và sâu mỗi ngày đều đặn khoảng 15 - 60 phút mỗi sáng và mỗi tối thì dần dần thân khỏe, tâm an ổn, nhẹ nhàng.
Hơi thở là nhịp cầu nối kết thân và tâm, là một quá trình sống tự nhiên của cơ thể hoạt động liên tục cho đến khi mạng sống chấm dứt. Dù chúng ta không quan tâm đến hơi thở nhưng hơi thở vẫn luôn hiện hữu. Cuộc sống thế gian với bộn bề công việc làm cho chúng ta ít để ý đến những việc bình thường và gần gũi nhất. Ta chỉ thường nhận biết hơi thở khi nó bị trục trặc, giống như khi chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc bị cơn đau tim đột ngột khiến cho mình khó thở.
Phương pháp quán niệm hơi thở giúp chúng ta dễ dàng nhiếp tâm mà đi vào Thiền định. Cách thức quán niệm hơi thở rất đơn giản, chúng ta không cần cố gắng làm cho hơi thở dài hơn hay điều khiển nó theo một phương thức nào.
Ta chỉ đơn giản là ngồi yên theo dõi hơi thở ra vào một cách bình thường, thở vô ta biết mình thở vô,thở ra ta biết mình thở ra. Quán sát hơi thở không cần trình độ chuyên môn, không cần học thức uyên bác, không cần sự thông minh mà chỉ cần nhận biết hơi thở ra vào của chính mình.
Khi quán sát hơi thở chúng ta thấy thiếu sự hấp dẫn hoặc lôi cuốn như khi nghe nhạc hay xem phim, do vậy ta có thể trở nên chán ngán mà không thích rồi bỏ cuộc nửa chừng. Nhịp điệu của hơi thở bình thường rất đơn giản và không có sức thu hút. Hơi thở rất yên tĩnh, nhẹ nhàng nên ít ai để ý tới.
Với cách quán niệm hơi thở chúng ta không cần phải thích hay không thích, chỉ cần chú tâm để biết rõ từng hơi thở ra vào, khi thở vô biết mình thở vô, khi thở ra biết mình thở ra. Hơi thở nhẹ nhàng sẽ làm tâm ta yên lắng, đưa chúng ta về với sự tĩnh lặng và cảm nhận được niềm vui an ổn, nhẹ nhàng.
Khi mới bắt đầu quán hơi thở tâm thức của ta hay đi lang thang vào nhà người này, người nọ. Một khi chúng ta nhận biết mình đang dính mắc vào buồn thương, giận ghét làm mất tỉnh giác thì ta chỉ cần trở về nhìn lại hơi thở một cách nhẹ nhàng.
Ta phải kiên trì, bền chí, kiên nhẫn và dứt khoát, luôn luôn quyết tâm chỉ biết mỗi hơi thở mà thôi. Mới đầu tâm thức của ta không quen bị kiềm chế nhưng dần hồi nó sẽ quen, chú tâm một chỗ thì việc gì cũng xong. Tâm ta xưa nay quen chạy rong như con trâu hoang hay ăn lúa mạ của người, nay ta chỉ cần xỏ mũi nó dẫn đi, tuy nó nổi giận ghì kéo lại nhưng cuối cùng cũng sẽ ngoan ngoãn theo ta.
Chúng ta quán sát hơi thở để tâm thức quay trở về với thực tại, cũng giống như người mẹ dạy dỗ con mình. Một đứa trẻ hay chạy nhảy rong chơi nếu người mẹ nổi giận sẽ đánh nó, đứa trẻ sẽ sợ hãi và có thể trở nên lì lợm. Một người mẹ khéo léo sẽ không như vậy mà luôn xem chừng đứa trẻ và để ý đến nó, nếu nó đi lang thang bà sẽ đưa nó trở về bên mình.
Quan sát hơi thở tuy không có gì thú vị nhưng vì chúng ta thiếu kiên nhẫn, muốn làm cái gì cũng được nhanh lẹ nên dễ chán nản. Nhiều người rất sợ khi người khác biết các tật xấu của mình, nhất là những người có quyền chức.
Những ai có thiện chí đóng góp và tu hành sẽ thường thấy lỗi của mình mà tìm cách chuyển hóa, điều phục chúng. Vì sĩ diện nên ta hay ém nhẹm các thói hư tật xấu và hay khoe khoang những cái tốt. Chúng ta cần phải mạnh mẽ trong việc chống lại các thói quen xấu như si mê, tham ái, sân giận và các thứ vọng tưởng khác.
Phương cách tốt nhất giúp ta tỉnh giác khi hành Thiền là ta biết giữ hơi thở trong tâm. Chúng ta có thể kiềm chế không cho nó phát khởi khi ta có đề mục Thiền quán làm chỗ nương trú trong tâm. Chỗ nương trú bên ngoài của tâm là thân, gồm các yếu tố vật chất. Quay về với thực tại chính mình cũng là chỗ nương trú bên trong của tâm, điều này giúp tâm không chạy lang thang theo suy nghĩ này, vọng tưởng nọ.
Chúng ta đừng để tâm chạy theo những mối ưu tư của nó giống như những người bình thường chưa biết quán sát hơi thở là gì. Một khi ta đã có chỗ an trú để giữ con khỉ tâm thức thì nó ngày càng bớt ngang ngạnh và từ từ bớt rong rủi chạy tìm.
Bây giờ ta nói đến phương cách thực hành Thiền quán hơi thở. Các Kinh sách dạy rằng, thở vô mình biết thở vô, thở ra mình biết thở ra, thở vô dài và sâu, thở ra dài và nhẹ nhàng. Đó là những bước khởi đầu trong việc thực hành quán hơi thở.
Khi thực tập một thời gian và bắt đầu có sức định tĩnh ta không còn chú tâm đến độ dài-sâu-ngắn của hơi thở nữa mà chuyển sang bước kế tiếp. Chúng ta sẽ tập trung ý thức để nhìn hơi thở ngay nơi lỗ mũi của mình và tiếp tục làm như thế cho đến khi tâm lắng dịu, trong sáng, nhẹ nhàng.
Khi tâm đã yên lắng chúng ta sẽ tập trung vào sự tĩnh lặng của tâm, đơn giản là ta trụ nơi tâm thanh tịnh nhưng quán sát nó với mỗi hơi thở vào ra như các bước sau:
- Tâm: Tập trung ý thức chú tâm vào hơi thở, theo dõi hơi thở vô ra hoặc trụ hơi thở tại mũi hay môi trên. Nếu cảm thấy khó chịu hay căng thẳng quá, chúng ta có thể chuyển sự chú tâm vào vùng dưới rốn nơi huyệt đan điền. Sự chú tâm và theo dõi trong lúc ngồi Thiền phải đầy đủ ba yếu tố ý thức, chú tâmvà tỉnh giác.
- Hơi thở: Chúng ta cứ để hơi thở vô ra tự nhiên, không cố làm cho hơi thở dài thêm hay ngắn lại. Thở đều đặn, nhẹ nhàng một cách tự nhiên và chỉ cần theo dõi hơi thở vô ra là đối tượng duy nhất trong suốt thời gian hành Thiền. Thỉnh thoảng, nếu nghĩ đến chuyện khác chúng ta chỉ kiên trì, bền chí quay lại theo dõi hơi thở ra vô mà thôi.
Khi bắt đầu Thiền quán sát hơi thở, việc đầu tiên chúng ta cần nhớ là phải ngồi giữ lưng cho thẳng và giữ mình trong tỉnh giác, thở vô ta biết mình đang thở vô, thở ra ta biết mình đang thở ra. Hãy giữ hơi thở êm ái, nhẹ nhàng; đừng gồng tay chân hay bất cứ cơ khớp nào; giữ thân ở tư thế phù hợp với hơi thở.
Chúng ta chỉ làm một việc duy nhất là chỉ đơn thuần theo dõi và nhận biết hơi thở rõ ràng, thở vô mình biết mình đang thở vô, thở ra mình biết mình đang thở ra. Hơi thở dài hay ngắn là tùy theo khả năng của mỗi người.
Chúng ta phải biết rõ sự vận hành của từng hơi thở một cách cụ thể để giữ tâm tỉnh giác, không suy nghĩ lung tung bởi các tạp niệm buồn thương, giận ghét và cuối cùng đạt đến sự định đĩnh. Khi tâm trở nên yên tịnh, trong sáng và hơi thở trở nên nhẹ nhàng ta sẽ cảm giác toàn thân được tịnh lạc.
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều lành, nói lời thiện ích và làm những việc giúp người, cứu vật thì ngày đó chính là ngày tốt.
Như trong Kinh đã nói: Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp.
Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.
Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện, các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi chiều tốt đẹp.
Này các Tỷ kheo:
Cúng dường bậc Phạm hạnh
Được lợi ích chân chính
LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKAYÀ (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Cát tường, phần Buổi sáng tốt đẹp, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.540)
Trong cuộc sống người Việt Nam hiện nay có quá nhiều tập tục, tín ngưỡng dân gian, có những tín ngưỡng hướng con người đến việc làm tốt đẹp và cũng không ít các tập tục làm cho con người tự đánh mất chính mình nhiều hơn. Trong thời đại hiện nay, nền khoa học văn minh vật chất đã phát triển tột bực, nhưng sự hiểu biết của một số người phật tử vẫn còn hạn chế, bởi tin vào ngày giờ tốt xấu, lành dữ một cách quá mê tín.
Chính vì thế, những liên hệ về tuổi tác trong làm ăn hay bất cứ công việc nào khác, đối với họ ngày giờ tốt xấu là một vấn đề quan trọng được ưu tiên hàng đầu. Đây chỉ là thói quen nhiều đời, bởi vì con người Việt Nam bị ảnh hưởng chiến tranh loạn lạc, con người mất chủ quyền mà ảnh hưởng văn hóa thuộc địa.
Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn, là người thầy hướng dẫn cho chúng ta đi tới sự an lạc, giải thoát. Ngài không phải là một vị thần linh thượng đế ban phước giáng họa, như một số người lầm tưởng.
Ngài hướng dẫn cho chúng ta có niềm tin sâu sắc về nhân quả và khẳng định, con người là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm thiện được hưởng phước, mình làm ác chịu khổ đau, chính mình chịutrách nhiệm về mọi hành vi thiện ác, do mình tạo ra.
Người phật tử tại gia trước khi muốn làm điều gì, chỉ cần thành tâm tụng kinh, sám hối, lạy Phật, lạy Bồ tát, làm phước cúng dường và hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh, mọi việc đều được thành tựu tốt đẹp mà không cần coi ngày giờ tốt xấu. Nhưng tại sao có một số chùa hiện giờ, quý thầy cô lại coi ngày giờ tốt xấu, vậy có trái với lời Phật dạy hay không?
Trong nhà chùa sở dĩ bày ra những việc coi ngày tốt xấu, chỉ vì muốn đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng, theo tập tục mê tín lâu đời của dân gian mà thôi. Nhờ phương tiện khéo léo đó, có nhiều phật tử bước đầu chưa hiểu Phật pháp còn mê tín, sau khi nghe chư tăng ni giảng pháp về chính tín nhân quả, rồi họ sẽ tin hiểu mà tự động bỏ việc coi ngày.
Một ngày tốt đích thực là do mình tạo ra, chính vì thế chúng ta không nên quá lệ thuộc vào ngày giờ tốt bên ngoài, mà đôi khi làm cho mình bất an, lo lắng sợ hãi, vì chưa hẳn ngày tốt ấy đã thực sự là tốt.
Tuy nhiên, rất nhiều người sau khi sắp đặt công việc làm ăn đầy đủ các yếu tố cần thiết, nhưng họ cũng đi coi ngày, để giúp cho một số đối tác hay các nhà đầu tư, an tâm mà đóng góp cổ phần.
Đạo Phật không có quan niệm về ngày giờ tốt xấu mà ngày nào cũng là ngày tốt, nếu chúng ta biết suy nghĩ giúp người cứu vật, tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người khác, bằng lời nói hướng thiện và hành động mang lại lợi ích, thì đó là ngày tốt. Ngược lại, khi làm việc gì với ý nghĩ xấu, nói lời dụ dỗ và hành động hại người, thì đó là ngày xấu.
Chính vì vậy, trước khi khởi công muốn làm việc gì, người phật tử chân chính đã có niềm tin sâu sắc đối với nhân quả, thì vấn đề coi ngày giờ là không cần thiết nữa. Chúng ta chỉ chọn ngày nào tiện lợi,cảm thấy có niềm vui trong việc mình sắp làm, có lợi ích cho mình và nhiều người khác, đồng thời cầu nguyện mọi việc đều thành tựu.
Tùy theo trí tuệ và phước báu của chính mình và những người cộng sự mà công việc sẽ thành công hay thất bại, hoặc thành tựu nhiều hay ít chứ không phải do nơi coi ngày.
Tập tục coi ngày giờ tốt xấu, bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam bởi một 1000 năm bị đồng hóa. Người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc về các tín ngưỡng, tập tục văn hóa ngoại lai, cho đến ngày nay đã trở thành thói quen thâm căn cố đế nên rất nhiều người, đều coi ngày trước khi muốn làm một việc gì.
Trong kinh Di Giáo, trước lúc nhập Niết bàn, đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng cho bốn chúng đệ tử, không được xem thiên văn, địa lý, số mạng, cúng sao giải hạn, ngày giờ tốt xấu… Ngày lành tháng tốt nếu có chăng cũng chỉ là phụ thuộc, mà sự thành công bền vững và lâu dài, là do biết tiếp thị đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Chính chúng ta tự làm nên một ngày tốt đẹp do suy nghĩ giúp người, nói lời động viên, an ủi, sẻ chia và hành động đóng góp, chứ không phải do ngày tốt, giúp cho công việc thuận lợi về mọi mặt. Tuy nhiên, một số người phật tử vì chưa có đầy đủ niềm tin về nhân quả, không tự tin chính mình, nên phải đến chùa để coi ngày giờ tốt.
Nhà chùa cũng bất đắc dĩ, mà phương tiện coi dùm không đặt vấn đề giá cả hay gợi ý khéo léo, rồi hướng dẫn giáo lý nhân quả để phật tử vững niềm tin hơn, nhằm làm tốt công việc mình đang hướng tới.
Còn nếu phật tử nào đã tin sâu nhân quả, thì ngày nào hội đủ duyên lành là ngày tốt, bản thân mình luôn sống đạo đức và tạo phước thiện nhiều, thì ngày nào cũng tốt cả.
Chuyện có ngày tốt đích thực hay không đến nay, vẫn là do sách vở để lại bởi những người tướng số, họ làm nghề để có tiền sinh sống và tùy theo quan điểm riêng của mỗi người. Một sự thật rất đau lòng cho nhân thế, bởi vì không có ngày nào tốt cho tất cả mọi người, nếu có thể có ngày tốt đối với chính mình, nhưng ngày đó là ngày xấu đối với người khác.
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày nào cũng có T*i n*n, mất mát, ch*t chóc đau thương, vợ xa chồng, mẹ mất con và vô số các phiền muộn khổ đau khác, vẫn xảy ra hằng ngày! Vậy ngày nào là ngày tốt? Nếu ngày đó là ngày tốt, tại sao vẫn có những chuyện làm đau lòng nhân thế?
Như có gia đình nọ, một bà mẹ có hai đứa con nhưng do hoàn cảnh sự nghiệp khác nhau. Một đứa con thì bán áo mưa và một đứa thì bán quạt, đứa bán áo mưa mỗi khi trời nắng thì rất buồn rầu bởi vì không ai mua, ngược lại đứa bán quạt thì người ta mua rất nhiều, vậy ngày nào là ngày tốt thật sự.
Nếu ngày đó là ngày tốt thì ai cũng được như ý hết, nhưng mà thế gian này, ngày nào cũng có tình trạng tốt xấu lẫn lộn, rõ ràng ngày giờ tốt xấu là do tâm biến hiện. Ngày đó ta nghĩ tốt là nó sẽ tốt, chứ không có thật sự ngày giờ tốt xấu, bởi nó do con người đặt ra theo cách suy nghĩ của họ, được truyền nhiều đời qua sách vỡ.
Bản thân chúng tôi khi chưa xuất gia đã từng là chủ của một lò bánh mì, trước khi khai trương bạn bè khuyên nên đi coi ngày giờ tốt để việc làm chắc chắn thành công và sẽ không bị thất bại.
Chúng tôi đến một chùa nọ nỗi tiếng về xem tướng số, ngày giờ tốt xấu. Vì lượng người đến coi quá đông, nên phải chờ 24 tiếng đồng hồ mới coi được. Vị thầy hỏi ngày giờ sinh tuổi gì ở đâu và chỉ hướng sắp đặt lò bánh mì và chọn ngày tốt nhất theo tuổi Canh Tý.
Nhưng cuối cùng vẫn bị vỡ nợ và người ta đã xiết lò bánh mì, vận may không có đã đưa đẩy chúng tôi vào con đường tội lỗi, để tiếp tục bị sa đọa vào tệ nạn xã hội. Sau này khi chúng tôi bế tắc, túng quẫn hết đường sống, định liều ch*t cho xong. May nhờ có người mẹ hiền từ, đã khuyến khích động viên, an ủi chúng tôi quy hướng về cửa Phật, mà được tu học cho đến ngày hôm nay.
Trong một ngày, nếu từ sáng sớm cho đến chiều tối mà chúng ta không suy nghĩ xấu ác và đồng thời còn làm được nhiều việc tốt đẹp, có lợi ích cho nhiều người, thì chắc chắn ngày đó là ngày tốt. Thực tế trong cuộc sống, ngày nào cũng là ngày tốt, nếu ý mình suy nghĩ tốt, miệng nói lời tốt đẹp và thân hay hành động giúp đỡ mọi người!
Người Phật tử chân chính khi đã thấm nhuần đạo lý nhân quả, sẽ không cần coi ngày, mà ta vẫn có được ngày tốt đẹp cho mình, khi biết tu dưỡng đạo đức, buông xả tâm niệm xấu ác để chuyển hóa phiền muộn khổ đau thành an vui hạnh phúc.
Tóm lại, thay vì tìm cầu chọn lựa ngày tốt từ bên ngoài, người phật tử chân chính sẽ biết cách chủ động tạo ngày tốt cho chính mình và nhiều người khác, bằng cách kiểm soát ba nghiệp thân, miệng, ý để mình và người ngày càng hoàn thiện chính mình hơn, bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Tu trong lúc làm việc bận rộn
Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình. Nhiều người nghĩ rằng, tu là dành riêng cho người xuất gia hoặc những kẻ rảnh rang nhàn hạ, người thừa tiền nhiều của, còn mình làm lụng vất vả nhọc nhằn, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, cuộc sống thiếu thốn khó khăn lấy thì giờ đâu mà tu? Hoặc có nhiều người nghĩ, tu là việc của những kẻ bất hạnh bần cùng, già cả, cô nhi quả phụ, bệnh tật bẩm sinh…. còn ta nhiều tiền lắm của, con đông cháu đầy, quyền cao chức trọng tu để làm gì?
Bởi có những quan niệm như vậy, nên một số người nghĩ rằng tu làm chi cho khổ, sống vui chơi hưởng thụ không sướng sao? Họ đâu biết rằng, nếu chúng ta biết tu thì thế gian này giảm bớt tệ nạn xã hội,con người sẽ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Thế giới loài người có rất nhiều tôn giáo học thuyết chính trị triết lý khác nhau, nếu chúng ta không biết lựa chọn con đường tốt đẹp, thì ta sẽ rơi vào chỗ tối tăm, mờ mịt. Một số người nói rằng tôn giáo nào cũng tốt, nói như vậy là không đúng, tôn giáo nào hướng dẫn cho ta biết cách làm chủ bản thân, tin sâu nhân quả, không sát sinh hại vật và thương yêu bình đẳng mọi người mới thật sự là tốt đẹp.
Con người lúc nào cũng khởi lên tâm niệm tốt xấu lẫn lộn, nếu chúng ta mặc tình thả trôi theo những tâm niệm xấu ác, thì ta sẽ gây ra đau khổ cho nhiều người. Để hạn chế tâm niệm xấu ác, chúng ta phải mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn nhằm chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.
Nếu chúng ta khéo tu niệm xấu dần hồi sẽ giảm bớt, niệm tốt sẽ tăng trưởng theo thời gian, nhờ vậy ta ngày càng hoàn thiện chính mình và luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Có nhiều người bận lo kế sinh nhai cho gia đình, họ tất bật từ sáng sớm đến chiều tối, về đến nhà trời đã tối, vậy còn thì giờ đâu mà tu? Nếu chúng ta khuyên họ phải tụng kinh, sám hối, ngồi thiền thì chắc chắn họ không thể làm được.
Nếu nói như vậy thì những người bộn bề công việc sẽ không tu được sao? Nhưng ta phải hiểu rằng, tu ở đây là buông xả ý nghĩ xấu ác làm tổn thương người vật, nuôi dưỡng ý nghĩ tốt đẹp để cùng thương yêu san sẻ giúp đỡ nhau.
Tu là bỏ lời nói hung dữ ác độc thành lời nói hiền hòa ái kính, dừng ngay những hành động xấu ác làm tổn thương người khác, tạo những hành động thiện ích để cùng san sẻ với mọi người, như vậy trong bộn bề công việc, chúng ta vẫn có thể tu được.
Trong lúc làm việc cũng thế, ta làm việc nào chỉ biết việc đó, ta chỉ chú tâm vào công việc mình đang làm. Từ anh giám đốc cho đến cán bộ công nhân viên, tất cả đều phải chú tâm vào công việc của mình. Giám đốc sau khi phân công, điều hành xong thì làm nhiệm vụ theo dõi giám sát, nhờ vậy kịp thời giải quyết những khó khăn, bất trắc.
Người kế toán chú tâm vào việc đánh máy của mình, cho nên tính toán chính xác không sai con số. Chị lao công quét dọn chỉ chú tâm vào công việc sẽ nhìn thấy rõ chỗ nào dơ sạch nhiều mà lau chùi cho kỹ càng. Anh bảo vệ thường quán sát người ra vào cơ quan, biết rõ từng người một trong quan hệ giao dịch, để kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi vấn đề.
Và tất cả mọi phòng ban nghành đoàn thể, cứ như thế mỗi người đều có trách nhiệm riêng, chúng ta chỉ chú tâm vào công việc được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhờ vậy năng suất lao động nâng cao và công việc được hoàn thành đúng thời gian hoặc trước thời hạn.
Tu trong công việc là điều kiện cần thiết mà ai cũng phải có ý thức được trách nhiệm của mình, nhờ chú tâm quan sát rõ ràng ta làm việc ít thấy mệt mỏi và không bị thời gian chi phối. Nếu trong làm việc ta không biết tập trung sẽ lãng phí thời gian làm thiệt hại cho cơ quan, vì đi trễ về sớm và trong khi làm việc, trông cho mau hết giờ để về nhà hoặc đi chơi.
Tu trong bộn bề công việc sẽ giúp cho ta biết cách hóa giải được nhiều thứ bằng kinh nghiệm của chính mình, từ đó ta dễ dàng kiểm soát tâm bất chính phát sinh, nhờ vậy ta làm tròn trách nhiệm được giao.
Nhiều người không biết hay phàn nàn, được ở yên trong chùa mới là tu hoặc ở thâm sơn cùng cốc không có ai mới là tu và được nhập thất ở yên một chỗ mới là tu…..Nếu chúng ta, ai cũng muốn tu như vậy hết thì xã hội này sẽ bị phế bỏ, vì không có ai làm việc, đóng góp thì lấy gì ăn để mà sinh sống. Quan niệm đó chỉ dành riêng cho một số người nào đó đã già bị mất sức lao động, hoặc có dư tiền của để sống hay chán cảnh phồn hoa phố thị, đua chen giành giựt….
Tu trong lúc mua bán
Người mua bán ngoài chợ cũng phải biết cách tu, trước tiên là ăn nói nhỏ nhẹ, hài hòa dễ nghe. Khi khách đến không nên nói thách quá, tốt nhất nên nói đúng giá, nếu khách không mua hay trả giá quá thấp cũng nên vui vẻ, cởi mở, đừng nên tỏ thái độ cằn nhằn, bực tức. Nhiều người thậm chí còn mê tín, sáng sớm khách mở hàng mà không mua thì đốt phông lông, la ó, chửi rủa um sùm, bán buôn như vậy dần hồi sẽ mất hết khách hàng.
Cuộc sống này vốn thuận mua vừa bán chớ không có gì bắt buộc, người biết tu trong lúc mua bán sẽ biết cách thu hút khách hàng, giữ mối quan hệ mua bán lâu dài, nên được nhiều người ưa thích.
Trái lại, chính khi buôn bán làm ăn, chúng ta có ý nghĩ tốt, thốt lên lời nói hiền lành, có thái độ vui vẻ chân thành, nhờ vậy khách hàng mến thương, khiến người đến mua hàng ngày càng đông, do đó việc mua bán dễ phát đạt.
Một ví dụ điển hình, như món hàng đó giá hai ngàn đồng mới bán được mà khách chỉ trả có tám trăm, thì làm sao bán đây? Trong trường hợp này, nếu người bán hàng không biết tu, sẽ nói lời cộc cằn thô lỗ làm mất lòng người khách.
Ngược lại, người bán hàng khéo tu, chỉ cần vui vẻ nói nhẹ nhàng. Dạ xin chị thông cảm dùm em, chị trả giá chưa đủ vốn bán không được. Chị tới chỗ khác hỏi, nếu bằng giá em bán, xin chị quay lại mua dùm em, em rất cám ơn chị. Chúng ta nói như vậy thì mọi việc sẽ êm ái, nghe xuôi tai mà không ai thiệt thòi gì, và còn giữ được mối quan hệ lâu dài trong mua bán.
Trước những điều không được hài lòng như ý, chúng ta biết kềm chế sự nóng giận, nói năng nhỏ nhẹ lựa lời ôn hòa để giải thích đối với khách hàng, đó là ta khéo tu giữa chốn đông người. Ở giữa chợ đời không khi nào ta có thể làm vừa lòng hết thiên hạ, mỗi ngày xảy ra đủ thứ chuyện tào lao thiên địa, nếu ta không biết tu trong lúc mua bán, thì mọi việc sẽ đổ vỡ hết. Chính vì thế, người xưa nói: Nhất tu chợ, nhì tu chùa, ba tu núi là vậy.
Tóm lại, mua bán ngoài chợ phải giữ giới không nói dối, không nói lời hằn học khó nghe huống hồ là nói lời mắng chửi rồi còn phải nói lời ái ngữ nhẹ nhàng, đó là ta biết tu trong chốn đông người.
Tu trong lúc làm ruộng rẫy
Người làm ruộng, trồng hoa màu để cung cấp thức ăn, thực phẩm cho con người cũng phải biết tu. Do phải trải qua nhiều công đoạn từ khâu gieo giống, chăm sóc, cày cuốc, tưới tẩm và bón phân theo đúng quy trình, nếu chậm thời gian sẽ không có kết quả tốt nên phải chú tâm vào công việc; do đó ta dễ dàng quán sát chặt chẽ, nhờ vậy ta tính toán làm việc theo đúng quy trình, thời gian cho phép.
Nếu là người nông dân làm nghề ruộng rẫy khi vác cuốc ra đồng, chúng ta phải luôn suy nghĩ rằng “siêng năng cần mẫn làm đúng kỹ thuật để cho lúa được trúng mùa, để có cơm cho gia đình mình ăn, nếu có dư chúng ta chia sẻ cho mọi người khác”. Người nông dân trong lúc cuốc đất, nhổ cỏ, gieo mạ, bón phân khởi lên ý nghĩ lành, tập trung làm việc nào biết việc đó, như vậy là đang tu.
Thấy thửa ruộng bên cạnh tốt hơn ruộng mình, chúng ta không có tâm đố kỵ, mà vui vẻ chúc mừng người bạn xóm giềng được trúng mùa lúa bội thu thì gia đình họ sẽ được cơm no áo ấm…, nhờ vậy ta không ganh ghét, tật đố nên không bực tức buồn phiền, đó là ta khéo biết tu.
Khi ta biết cách tu trong ruộng rẫy, ta sẽ ý thức không nên dùng nhiều hóa chất mà chỉ dùng theo liều lượng cho phép, nhờ vậy hoa mầu đến tay người tiêu dùng, không bị ảnh hưởng các chất độc hại. Nhiều người vì lòng tham lam quá đáng, muốn lợi nhuận cao nên bị đồng tiền làm mờ mắt, chiều nay xịt Thu*c dưỡng, sáng mai đem đi bán liền nên người ăn dễ bị ngộ độc. Người thời nay bệnh hoạn nhiều cũng do con người không biết tin sâu nhân quả, chỉ biết lợi trước mắt cho chính mình mà làm tổn hại rất nhiều người khác.
Trong lúc ta đang làm việc nhổ cỏ bón phân, tưới tẩm cho hoa mầu tốt, khi ấy tâm vừa khởi niệm xấu làm ta xao lãng việc làm, ta liền quay trở lại chính mình bằng cách khởi lên niệm thiện, nhờ vậy đem lại kết quả tốt đẹp, đó là ta đang tu.
Tu trong lúc đi học
Trước tiên là nói việc tu của các em học sinh đang bận việc học hành thi cử, nếu biết cách tu vẫn đạt được kết quả tốt đẹp. Khi cắp sách đến trường, các em phải quan niệm rằng, “ta cố gắng học cho giỏi, để sau này trả ơn cha mẹ, có sự nghiệp và tương lai để làm tròn trách nhiệm bổn phận đối với gia đình người thân, đóng góp lợi ích cho xã hội và hoàn thiện chính mình”, đó là các em học sinh khéo tu.
Muốn lập thân cho đúng nghĩa của nó, các bạn trẻ phải chú tâm vào việc học để tiếp thu nền kiến thức phong phú và đa dạng, bằng sự hiểu biết chân chính. Học không có nghĩa là chỉ cần cắp sách đến trường và đọc nhiều sách vở, hay học được một nghề thật giỏi và kiếm thật nhiều tiền để hưởng thụ.
Mục đích của việc học là để thành người với đúng ý nghĩa của nó, tức là một con người hoàn thiện về mọi mặt, tài giỏi và có nhân cách đạo đức nhằm làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và dấn thân đóng góp lợi ích cho xã hội.
Trước tiên, học là noi gương sáng của các bậc tiền nhân, vĩ nhân, tức là chúng ta bắt chước những việc làm ích nước lợi dân mà các bậc tiền bối xưa đã làm. Chúng ta học để phân biệt được phải trái, tốt xấu, đúng sai, hơn thua, thật giả.
Thấy điều tốt đẹp ta phải bắt chước làm theo. Thấy điều xấu ác làm tổn hại đến mình và người, thì ta phải tìm cách tránh xa hoặc không a dua theo. Người khôn ngoan sáng suốt là người biết học để tiếp thu cái tốt, biết loại bỏ cái xấu của người khác, đó là ta biết tu.
Từ những hiểu biết căn bản qua việc học trên ghế nhà trường, gia đình là môi trường trực tiếp để dạy các em biết được đạo lý làm người. Chúng ta không thể nào học suông lý thuyết mà cần phải tìm tòi,nghiên cứu, suy diễn, nghiệm xét và biết phân biệt tốt xấu, đúng sai. Chúng ta đừng quá tin vào sách vỡ mà hãy học cách suy gẫm, để tìm ra bản chất thật của nó để áp vào trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, chúng ta phải cố gắng và có quyết tâm cao độ trong học hỏi thì mới mong đạt được kết quả tốt đẹp trong tương lai. Có cố gắng học hỏi như thế ngay khi còn nhỏ thì các bậc cha mẹ mới đem hết khả năng và những gì biết được để chăm sóc, dạy dỗ cho con em mình hầu giúp chúng, có ý thức trong việc học mà không phụ lòng cha mẹ.
Các em học sinh hãy nên nhớ rằng, nếu chúng ta không có ý chí tự lập thì sau này khó có cơ hội thành công. Những người như vậy dù cha mẹ có cố gắng quan tâm, lo lắng và giúp đỡ, cũng không thể nào giúp họ tiến thân. Cuối cùng, những người này chỉ ăn bám gia đình người thân bởi tâm ỷ lại, và không giúp ích gì cho xã hội.
Chúng ta học để biết cách làm chủ bản thân nhờ có suy nghĩ tích cực, tư duy quán chiếu nhận ra chân lý cuộc đời và học để biết cách chung sống với mọi người mà không làm tổn hại cho nhau. Đa số chúng ta hiện nay chỉ quan niệm học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm ổn định, đó là cách học để làm ăn.
Có một quan điểm khác rất quan trọng là học để nâng cao trình độ hiểu biết và biết cách hoàn thiện chính mình, thì hầu như hiện nay ít người quan tâm đến.
Chúng ta học nhằm để phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân, nhờ vậy ta biết cách làm chủ bản thân, biết được giá trị sống của đời mình mới chính là mục đích của việc học. Khi chúng ta đã biết cách phát huy tốt năng lực bản thân, thấy được giá trị thiết thực của cuộc sống là phải nương nhờ vào nhau mới phát triển tốt đẹp, do đó chúng ta cần phải có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Chúng ta học làm sao để làm người con hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Hiếu thảo là đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây”, là đạo lý chân thật không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.
Cha mẹ là người sinh ra mình, săn sóc, nuôi dưỡng mình rất vất vả, nhọc nhằn và còn lo cho ta từ cái ăn tới việc học, đến khi khôn lớn lại dựng vợ gã chồng và còn chia gia tài cho ta nữa. Cha mẹ cũng chính là người thầy giáo đầu tiên dạy ta nên người. Công ơn cha mẹ được ví như trời cao biển rộng, không gì có thể sánh bằng. Chính vì vậy mà con cái phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn cha mẹ.
Lúc nhỏ, chúng ta chỉ cần thể hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng cách nghe lời cha mẹ chỉ dạy, siêng năng chăm chỉ học hành và yêu kính cha mẹ. Khi khôn lớn trưởng thành chúng ta thể hiện lòng biết ơn cha mẹ bằng cách sống làm tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình người thân, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, ân cần săn sóc cha mẹ, kính trọng cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ mỗi khi cha mẹ cần đến.
Chúng ta làm được như thế thì mới gọi là người con có hiếu và mới được gọi là người có học thức. Nếu chúng ta làm trái các điều này thì ta có thể bị liệt vào hạng người con bất hiếu.
Trong các tội đồ, tội lớn nhất là tội bất hiếu vì cha mẹ là người có ơn nghĩa cao cả mà ta còn không biết ơn và đền ơn thì huống hồ ta có thể giúp đỡ, sẻ chia cùng người khác. Con người một khi đã dính vào tội bất hiếu, thì không việc xấu ác nào mà họ không dám làm.
Qua chương trình tài trợ học bổng cho các em học sinh khó khăn vùng sâu, vùng xa của Hội Ấn Tống Từ Thiện Duyên Lành, do chúng tôi làm chủ nhiệm, chuyên tài trợ học bổng cho các em học sinh khó khăn, với chủ đề “Kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống”, chúng tôi muốn gửi gắm đến các em một thông điệp:
Học để các em nâng cao trình độ hiểu biết, tin sâu nhân quả và biết cách hoàn thiện chính mình, để làm tròn bổn phận đối với gia đình, người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Chúng ta cần phải chú tâm vào việc học ngay từ khi còn trẻ và tiếp tục học hỏi, trau giồi mãi cho đến khi già ch*t mới thôi. Việc học phải bao gồm từ khi nghe đọc, rồi nghiên cứu, suy gẫm, biết cách áp dụngthực hành từ ý nghĩ cho đến lời nói, hành động cũng phải học. Đó là các em học đúng cách theo lời Phật dạy là văn, tư, tu. Như thế, trong lúc đang học các em học sinh vẫn tu được.
Tu trong lúc nghiên cứu, giảng dạy là ta chú tâm soạn bài giảng, tập trung vào nội dung cần triển khai về đề tài mình muốn nói. Khi soạn xong ta nên đọc lại từ 3 đến 5 lần để nắm rõ nội dung khái quát đề tài giảng dạy. Trước khi lên Pháp tòa trong vòng một tiếng đồng hồ ta không cần nhớ nghĩ gì nữa mà chỉ cần nhiếp tâm theo dõi hơi thở, thở vô ta biết mình thở vô, thở ra ta biết mình thở ra, chỉ cần nhìn lại hơi thở mà không cần đối trị, nhờ vậy tâm được định tĩnh, sáng suốt, khi lên giảng những gì cần nhớ sẽ nhớ liền nên giúp người nghe nắm bắt nghĩa lý rõ ràng.
Về phía người nghe cũng vậy, chỉ cần chú tâm khi nghe mà không khởi niệm phân biệt hay-dở, ta nghe chỉ để học hỏi, để biết cách tu tập và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
Người giảng dạy Phật pháp, trước tiên cần phải biết căn cơ của mọi người họ đang mong muốn nghe những điều gì, nếu ta hướng dẫn pháp thoại mà họ không thể thực hành được, thì e rằng không đúng ý Phật.
Phật ngày xưa muốn hướng dẫn cho ai điều gì, trước tiên Ngài quán sát nhân duyên coi ngày hôm nay có thể độ người nào được, nhờ nắm bắt nhu cầu họ mong muốn, nên sau khi giảng xong rất nhiều người sáng đạo, tĩnh ngộ ra. Chúng ta ngày hôm nay, khi giảng pháp không phân biệt được trình độ căn cơ của họ, chỉ một bề nói theo sự hiểu biết của mình mà thôi, nên người nghe không hiểu, không biết gì làm sao thực hành được?
Đó là vấn đề nan giải, nói pháp cho người xuất gia và cư sĩ tại gia thì phải có sự khác biệt rõ ràng,chúng ta không thể nào đánh đồng chung được. Trong một pháp hội, người xuất gia khoảng 100 người, người tại gia khoảng 1000 người, như vậy thì ta sẽ nói pháp nào cho phù hợp.
Tốt nhất là nên phân chia rõ ràng, pháp hội này dành riêng cho người xuất gia, pháp hội kia dành cho người tại gia, nói pháp cho người xuất gia khác, người tại gia khác, như thế khi diễn giảng sẽ giúp cho người nghe dễ dàng lãnh hội. Đó là ta biết tu trong vấn đề nghiên cứu giảng dạy.
Khi lái xe ta dùng tâm biết của mình để điều hành. Mắt nhìn về phía trước để quan sát sự vật, liếc bên phải, bên trái để thấy các phương tiện khác. Tay lái xe, chân đạp thắng, đạp ga, giảm ga. Lổ tai lắng nghe tiếng kèn của các loại xe khác để biết mà nhường đường. Trước khi lái xe chúng ta phải tâm niệm mình đang chở biết bao sinh mạng trên xe, do đó ta phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây.
Trước khi lái xe không được uống rượu bia, một người tài xế không được chạy quá 8 tiếng đồng hồ liên tục, mà phải đổi ca mới đảm bảo an toàn cho hành khách. Thường thì T*i n*n xảy ra do tài xế quá mệt mỏi nên ngủ gật, uống rượu bia hoặc tâm bị dao động, nhớ nghĩ lung tung nên không làm chủ trong lúc lái xe.
Tu trong lúc lái xe đòi hỏi người tài xế phải nhạy bén, tinh thông để ứng biến việc xảy ra T*i n*n bất ngờ. Do đó ta phải dùng tâm biết quán sát và kết hợp nhuần nhuyễn với mọi thao tác, chỉ cần lơ là hay vọng tưởng một chút là xảy ra T*i n*n liền.
Dân gian có câu: Làm nghề tài xế một chân ở trong tù, một chân ở ngoài đời. Do đó, tu trong lúc lái xe đòi hỏi người tài xế phải biết quán sát toàn diện, mắt nhìn về phía trước ở tầm xa, giảm ga đạp thắng hay tăng tốc độ, đều phải đảm bảo luật an toàn giao thông cho phép. Đó là ta khéo biết tu trong lúc lái xe.
Chúng ta có thể nghèo tiền nghèo bạc thiếu thốn khó khăn đủ thứ, chớ đâu có nghèo nàn về ý nghĩ, lời nói, cho đến hành động. Chúng ta có thể chuyển hóa những ý nghĩ xấu ác hại mình và người khác thành ý nghĩ thiện lành tốt đẹp.
Khi xưa, ta chưa biết tu nên nói lời hằn học khó nghe hay mắng chửi người khác, giờ biết tu rồi lời nói nhỏ nhẹ chân thành, hoặc thay đổi hành động hại người, thành giúp đỡ sẻ chia, là ta biết tu trong ý nghĩ, lời nói, hành động. Việc này đâu đòi hỏi chúng ta phải có nhiều tiền của hay nhàn rỗi mới tu được.
Chính ngay nơi cuộc sống vất vả nghèo nàn, thiếu thốn khó khăn ta tự suy nghĩ lại, tại sao mình nghèo mà người khác lại giàu có! Nghèo là do không biết bố thí cúng dường hoặc giúp đỡ sẻ chia, khi thấy người bất hạnh khổ đau.
Cuộc sống của chúng ta, không ai có thể tự mình tồn tại một cách độc lập, mà không phụ thuộc vào người khác. Con cái phụ thuộc cha mẹ, vợ chồng phụ thuộc lẫn nhau, gia đình phụ thuộc xã hội. Tất cả đều có sự liên quan mật thiết qua các mối quan hệ, đối nhân xử thế trong giao dịch làm ăn với nhau.
Người được giàu có, ngoài việc nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, mà còn có sự giúp đỡ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người khác. Kẻ thất nghiệp nghèo khó hoặc chỉ làm các công việc nặng nhọc, vất vả mà thu nhập vẫn không đủ sống, là do không biết gieo nhân thiện lành trong quá khứ hoặc hiện đời siêng năng làm việc và hay sống phóng túng.
Sự tham muốn của con người là không có giới hạn, như giếng sâu không đáy, khi có quyền cao chức trọng chúng ta sẽ tìm cách vơ vét về cho riêng mình, gia đình mình, đất nước mình, nên từ đó chiến tranh có mặt khắp mọi nơi vì nhân tranh giành, chiếm đoạt. Đối với mạng sống của chúng ta cái gì là quý nhất? Sự hiểu biết đúng đắn, biết tin sâu nhân quả và tin chính mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc.
Chúng ta sống đơn giản, và muốn ít biết đủ chính là bí quyết dẫn đến an vui, hạnh phúc. Chúng ta hãy bớt đi một chút những khao khát ham muốn quá đáng, để có được thời gian quay lại chính mình, biết cách làm chủ bản thân.
Nhiều người quan niệm rằng nghèo là do trời sắp đặt, nói như vậy nghe có vẽ bất công quá, nếu ông trời quyết định được số phận của con người, thì tại sao không ban cho hết mọi người đều được cơm no, áo ấm và sống đời bình yên, hạnh phúc.
Trong xã hội, nếu ai cũng tin sâu nhân quả, biết quan tâm giúp đỡ người khác bằng trái tim yêu thương và hiểu biết, thì chắc chắn sự nghèo khó sẽ dần hồi được chuyển hóa, thay đổi theo thời gian.
Như có những người nghèo khó mà lúc nào cũng khởi lên ý nghĩ tốt, lời nói nhỏ nhẹ hiền hòa, hành động lương thiện luôn giúp đỡ người khác khi có việc cần thiết. Nhờ vậy họ luôn được mọi người thương mến thích gần gũi và giúp đỡ.
Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó khăn mà chúng ta luôn suy nghĩ xấu, ý hay oán trách người khác, lời nói hằn học khó nghe, hành động ngang tàn bạo ngược, khiến mọi người xa lánh. Người nghèo tuy ít tiền bạc, đời sống khó khăn nhưng vẫn có tấm lòng rộng mở, lời nói hiền hòa, hành động cao thượng, dù sống trong cảnh nghèo mà vẫn thấy an vui, hạnh phúc vì biết bằng lòng với hiện tại.
Vợ chồng biết thương yêu kính trọng lẫn nhau, con cái luôn hiếu thuận với ông bà cha mẹ, anh chị em biết san sẻ giúp đỡ nhau, cha mẹ nuôi dạy con cái đúng theo tinh thần nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau. Đó là người nghèo khéo biết tu.
Nhiều người nghĩ rằng khi bệnh hoạn rất khó tu, mạnh khỏe mới tu được, đây cũng là sự hiểu biết của một số người chưa thật biết rõ cách thức tu hành. Nếu chúng ta cho rằng khi tụng kinh, sám hối hay ngồi thiền mới là tu, như vậy là chúng ta hiểu sai về việc tu hành, bởi vì việc tu phát xuất từ ý nghĩ, lời nói, hành động, ngay khi bệnh ta càng tinh tấn tu nhiều hơn nữa.
Bệnh có hai dạng là thân bệnh và tâm bệnh, nhưng phần nhiều thân bệnh là do tâm điều hành, sai sử. Thân chúng ta tại sao lại bệnh? Vì tâm quá tham lam nên ta ăn uống vô độ, món nào thích thì ta ăn thật nhiều, chúng ta vô tình đưa nhiều các thức ăn uống nhiễm độc vào cơ thể. Do tâm tham muốn quá nhiều nên trở thành tâm bệnh, vì tham nên chúng ta muốn thân sung sướng, không ngờ cái sung sướng trong khoái khẩu lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật, trở lại làm khổ ta.
Việc tu chính yếu là chuyển hóa phiền não tham sân si, mà tham sân si từ đâu ra? Từ ý nghĩ của ta, khi ý nghĩ xấu ta liền chế ngự bằng nhiều cách niệm Phật, Bồ tát, niệm hơi thở hay thấy nó là vọng dối ta không theo, không phải chờ khi tụng kinh ngồi thiền lúc đó mới tu. Tu như vậy một ngày được bao nhiêu tiếng đồng hồ, còn những giờ khác chẳng lẽ ta không tu sao?
Nếu người bị bệnh bại liệt phải nằm một chỗ không đi đứng được, khi ấy nên nhiếp tâm vào câu niệm Phật hoặc niệm Bồ tát, lúc này mọi tâm tư lo lắng bất an phải gạt sang một bên, chỉ một bề niệm Phật, Bồ tát. Đây là cơ hội tốt để người bệnh chuyên tâm vào việc tu hành, lúc này chúng ta coi như mình đã ch*t, thì việc tu đâu có chướng ngại gì.
Thế giới chúng ta ngày hôm nay có quá nhiều bệnh tật vì ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thức ăn thực phẩm và do con người ăn uống vô độ. Có ai bệnh mà lại không buồn phiền? Điều đầu tiên chúng ta lo lắng là phải hao tiền tốn của lo Thu*c thang tìm cách chữa trị.
Ta không biết trân quý sức khỏe sẽ làm tổn thương thân này. Có người suốt cả cuộc đời lúc nào cũng bệnh, khi bị như vậy ta phải biết mình đã gieo tạo nghiệp sát sinh hại vật quá nhiều.
Chúng ta hãy nên thường xuyên thực tập sám hối để dừng nghiệp cũ, không cho chúng tái phạm nữa; mặt khác lại hay giúp người cứu vật, nhờ vậy chúng ta sẽ giảm bớt được bệnh tật triền miên.
Khi bệnh ta hãy tìm phương cách chữa trị như đi khám bác sĩ, đi bệnh viện theo dõi, uống Thu*c và biết kiêng cử không được bác sĩ cho phép, đồng thời phải siêng năng sám hối để nghiệp chướng được tiêu trừ, biết làm thiện để chuyển hóa nghiệp xấu ác, thì từ từ sẽ giảm bớt hoặc hết bệnh.
Rất nhiều bệnh tật phát xuất từ tình trạng máu huyết lưu thông không đều đặn do ít hoạt động chân tay. Do đó, một trong những cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là hay siêng năng hoạt động chân tay, tập thể dục, đi bộ, bơi lội, làm vườn, lau dọn nhà cửa và lạy Phật, Bồ tát mỗi ngày.
Như trường hợp của ông trưởng giả Cấp Cô Độc khi bị bệnh nặng gần ch*t, Phật bảo Ngài Xá Lợi Phật và A Nan đến thăm bệnh. Trong lúc thăm hỏi về bệnh tình, Cấp Cô Độc nói thân thể con đau nhức quá hai thầy ơi, có pháp gì dạy cho con để vượt qua cơn đau đớn này hay không?
Tôn giả Xá Lợi Phất nói, cư sĩ hãy quán xét lại sáu giác quan của mình như sau: Con mắt này không phải là tôi, tôi không bị kẹt vào con mắt này. Khi thấy chỉ là thấy, thấy tất cả mọi hình ảnh sự vật xanh, vàng, đỏ, trắng đều biết rõ ràng mà không dính mắc vào chúng. Tai mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế!
Thực tập đến đây, trưởng giả Cấp Cô Độc liền cảm động mà hai hàng lệ rơi trong lòng hân hoan phấn khởi. Đại đức A-nan hỏi ông rằng: Cư sĩ, vì sao mà ông khóc? Ông có tiếc nuối gì không? Hay là pháp này quá cao ông không thể tiếp nhân được. Trưởng giả Cấp Cô Độc trả lời: Thưa Ngài A-Nan, con không buồn khổ hay tiếc nuối gì hết, con cảm nhận được pháp mầu tối thượng.
Con khóc là vì con đã có nhiều cơ duyên phụng sự Phật pháp mà tới giờ này mới được nghe giáo pháp vi diệu, nhờ vậy mà thân tâm con cảm thấy an ổn nhẹ nhàng. Khi hai thầy Xá-lợi-phất và A-nan từ giã ra về thì cư sĩ Cấp Cô Độc an nhiên tự tại xả bỏ báo thân mà được sinh lên cõi trời thứ ba mươi ba.
Đoạn nhân duyên trên trong kinh giáo hóa người bệnh chúng tôi dẫn chứng ra đây để quý vị cùng học hỏi để ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày. Nếu có người bệnh, không tu pháp môn niệm Phật Bồ tát mà thích quán chiếu, nghiệm xét liền quán thấy thân này là gốc khổ đau, là vô thường bại hoại vì già bệnh ch*t nên ta không bám chấp dính mắc vào thân này, nhờ vậy ta dễ dàng buông xả chấp thân tâmlà thật ngã.
Ngày hôm nay trên đà phát triển ngày càng cao của nhân loại giúp cho con người hưởng thụ tiện nghi vật chất, nhưng ngược lại làm ô nhiễm môi trường, thức ăn uống bị nhiễm độc nặng nề. Các bệnh viện quá tải vì người bệnh quá nhiều, nguyên nhân chính là không biết điều hòa trong ăn uống.
Người tại gia với bộn bề công việc nên không biết làm cách nào để điều hòa thân tâm cho tốt, do đó dễ phiền muộn khổ đau, bệnh hoạn và bất an lo lắng, sợ hãi.
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không quan trọng mà lãng quên phần lợi ích lâu dài.
Trong cuộc sống của chúng ta thường chỉ lo ăn với uống cho đó là vấn đề chính yếu. Tối ngày chúng ta làm việc vất vả, nhọc nhằn chỉ để ăn với uống sao cho ngon miệng, nên ta phải giết hại các sinh vật rồi tham đắm, dính mắc vào đó mà chịu quả báo xấu khi đủ duyên. Ăn thì phải món ngon vật lạ hoặc cao lương mỹ vị. Khi có quyền cao chức trọng thì ăn trên ngồi trước, bắt người khác phải cung phụng cho mình đầy đủ những nhu cầu cần thiết.
Trong cơ thể chúng ta hai bộ phận chủ yếu là thận và gan, thận điều tiết thải độc bằng nước và mồ hôi. Nếu để thận yếu thận suy dễ phát sinh bệnh tim mạch và huyết áp cao, tai biến mạch máu não và đột quỵ. Ăn quá nhiều dầu mỡ đồ nóng từ chiên xào nướng, dùng thức uống kích thích như rượu bia nhiều dẫn đến bệnh nóng gan, sơ gan, viêm gan siêu vi B, C và bệnh ung thư là điều không thể tránh khỏi.
Khi bệnh tật đã phát sinh, nếu không ch*t liền cũng làm hao tiền tốn của, làm khổ gia đình người thân và sau khi ch*t dễ dàng bị đọa lạc vào chỗ xấu ác.
Ăn uống trong thời buổi này phải cao thượng và có ý thức, chúng ta chấp nhận muốn ít biết đủ như vậy sẽ ít bệnh. Trước khi ăn những món hiền lành và bổ dưỡng ta nên nói thầm trong miệng, "chỉ xin ănnhững thức ăn có tác dụng ngăn ngừa tật bệnh và nuôi dưỡng thân tâm sáng suốt". Đó là ta luôn sống trong tỉnh giác khi ăn và khi nấu ăn.
Người cư sĩ tại gia nên ăn nhiều rau và trái cây, ăn ít thịt nhiều cá nhưng phải biết chọn lựa loại nào ít nhiễm độc, vì một số lớn các bệnh tật phát xuất từ việc ăn uống không điều độ hay không biết chọn lựa thức ăn tinh khiết. Chúng ta hạn chế bớt các chất béo sẽ tránh được bệnh tim, huyết áp cao và ung thư gan.
Để quân bình trong cuộc sống ăn uống hằng ngày, cơ thể chúng ta cần có đủ chất bổ đến từ thịt, cá và chất xơ trong các thứ rau, đậu và trái cây. Chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng và loại bỏ các thứ mỡ khôngcần thiết cho cơ thể.
Nói chung, thức ăn kho và luộc tốt hơn là chiên, xào, nướng. Ngoài ra, chúng ta nên để ý cách dùng các gia vị âm dương trong nghệ thuật nấu nướng và ăn uống của người Việt Nam. Theo đó, các loại thịt cá thuộc loại âm thường được nấu với các thứ gia vị và rau thuộc loại dương và ngược lại.
Đối với thức ăn vật chất, Đức Phật dạy mọi người không nên ăn nhiều, chỉ ăn vừa đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, không nên ăn những gì không thích hợp với cơ thể. Cách thức ăn uống của người Việt tương đối lành mạnh nhưng chế độ ăn uống thường mang tính cách theo thói quen, ngon miệng, hợp khẩu vị mà có thể thiếu các chất bổ dưỡng cần thiết hoặc dư chất bổ dưỡng.
Chúng ta vì sự sống phải sát sinh để ăn thịt các loài động vật, dẫn đến làm tổn hại gây ra ác nghiệp thù hằn vay trả, tất phải thọ báo xấu khi đủ nhân duyên. Nếu sau khi đã lỡ sát sinh thì chúng ta phải biết ăn năn sám hối, làm nhiều việc thiện mới có thể chuyển được nghiệp xấu ác mà quả báo có thể nhẹ đi đôi phần.
Chỉ có Phật giáo mới có thể nói rõ được nguyên nhân vì sao xảy ra chiến tranh, tàn sát giết hại lẫn nhau. Chúng ta có thể thấy quả thì biết nhân, giống như thấy dưa thì biết ngay dưa là từ hạt giống dưa mà có. Hiện tại, sở dĩ loài người bị quả báo chiến tranh dẫn đến đau thương, ch*t chóc làm nhiều người đau khổ là do nhân sát sinh hại vật mà ra.
Sát sinh có ba nguyên nhân chủ yếu, một là trực tiếp giết và hai là xúi bảo người khác giết và thấy người giết vui vẻ đồng tình. Một số người do không tin lý nhân quả, lại còn cho rằng trời sinh ra vạn vật để phục vụ con người nên mặc tình giết hại. Dân gian có câu “oan gia trái chủ”, giả sử có trải qua trăm ngàn kiếp đi nữa thì những nghiệp tốt xấu mỗi người đã tạo ra cũng không mất. Nên biết, giữa nhân và quả còn có sự trợ duyên, khi nhân gặp duyên đầy đủ thì quả sẽ trổ.
Trong đạo Phật, vấn đề ăn uống không phải là chuyện quan trọng hàng đầu. Dù ăn mặn hay ăn chay chúng ta cũng nên ăn uống đơn giản, đạm bạc để dành nhiều thời gian cho việc tu học và làm lợi íchcho tất cả mọi người. Con người muốn sống một cuộc đời an nhàn, tự tại không nên lệ thuộc quá nhiều vào việc ăn uống.
Tóm lại, vấn đề ăn mặn và ăn chay còn khá nhiều khía cạnh tế nhị khác, trong phạm vi hạn hẹp và có giới hạn chúng tôi không dám luận bàn nhiều, chỉ nhắc lại lời cổ nhân dạy: “Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn". Nghĩa là, con người sinh ra trên trái đất này ngoài chuyện ăn uống để bảo tồn mạng sống, thì chúng ta còn phải làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân và đóng góp lợi ích thiết thực cho xã hội.
Cho nên, người tu theo đạo Phật dù tại gia hay xuất gia, chúng ta cũng phải ý thức được chỗ này mỗi khi ăn uống. Khi ăn chúng ta chỉ biết mình đang ăn mặn lạt, chua cay, ngọt đắng, ngon dỡ ta đều biết rõ ràng. Lúc ăn ta quan niệm rằng ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn, nhờ vậy ta làm chủ trong khi ăn uống không bị lòng tham sai sử, do đó sống đơn giản đạm bạc.
Nhiều người nghe nói tu trong lúc tắm rửa, mặc quần áo nghe hơi kỳ lạ quá. Bởi vì chúng ta phải tu trong mọi hoàn cảnh mới được. Quý vị nghe chúng tôi hướng dẫn sẽ thấy giá trị và lợi ích thiết thực của nó. Khi vào trong nhà tắm và lột bỏ hết lớp quần áo bên ngoài ra, ta mới thấy rõ con người chân thật của mình. Cũng vậy, khi chúng ta buông bỏ hết phiền não tham-sân-si thì Phật tính sáng suốt mới hiện ra, ngay nơi thân này.
Người phụ nữ khi tắm mất thời gian rất lâu so với đàn ông, vì họ rất quý trọng thân này, do đó họ chú ý từng làn da sớ thịt của mình, ngắm nghía chà rửa kỹ càng, nhất là những người đã có chồng, có con. Phụ nữ thì sợ xấu, sợ già, sợ hôi, sợ chồng chê, sợ cô đơn và vô vàn nỗi sợ khác, nên khi tắm phải dùng nhiều xà bông, nước thơm, tắm như vậy là đã đánh mất chính mình vì tham đắm, dính mắc vào thân này quá nhiều.
Người nữ mập quá sẽ rất khốn khổ vì nghĩ mình không còn sức hấp dẫn đối với chồng hay người yêu hoặc người khác phái, đó là nỗi khổ niềm đau của phái đẹp. Ốm quá thì thân hình lòi xương, trông giống con khô hố, ai chạm đến tưởng như là gốc cây. Nói chung, người nữ mập quá hay ốm quá đều cảm thấy khổ sở vô cùng.
Chúng ta tắm nhằm mục đích rửa sạch chất dơ bẩn, sau một buổi hay một ngày làm việc, để tẩy đi các chất ô uế bám dính trong người. Khi tắm nước lạnh ta cảm nhận nước mát khắp toàn thân, khi tắm nước nóng ta cảm nhận sự ấm áp của nó, tắm như vậy là không bị dính mắc vào thân.
Người biết tu trong cuộc sống khi tắm chỉ biết mình đang tắm mà không ngắm nghía, săm soi thân hình, nhờ vậy trong lúc tắm cảm nhận được an ổn, nhẹ nhàng. Tắm như vậy là ta đang biết tu, vì không vướng bận bởi thân hình đẹp xấu hay già nua.
Mặc quần áo mục đích chính là để che thân không bị loã lồ, nhưng ta lại nghĩ mặc quần áo để khoe đẹp với người khác, do đó phải tốn tiền mua sắm quá nhiều. Người phụ nữ Việt Nam trong thời hiện đại đang dần đánh mất chiếc áo bà ba hay áo dài, thay vào đó là váy ngắn, áo hở cổ, khoét ngực để khoe sự hấp dẫn, vô tình làm cho các đấng mày râu mê muội, dính mắc vào đó.
Thường thì phụ nữ nặng về luyến ái, tức tình cảm nặng nề, do đó làm đẹp là bản chất của phái đẹp; nhưng ta phải biết hài hòa cho có chừng mực vừa phải đỡ tốn thời gian, ít hao tiền bạc, nhờ vậy cũng giảm bớt lòng tham muốn, do sự chấp ngã thấy thân mình là thật.
Ăn mặc giản dị, gọn gàng là nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Việt Nam. Cái đẹp của người phụ nữ là đẹp ở tấm lòng, đẹp ở nhân cách đạo đức, đẹp ở tấm lòng vị tha. Cho nên người xưa nói: Cái nết đánh ch*t cái đẹp.
Người nam thì đơn giản hơn trong ăn mặc nhưng lại hay dính mắc vào Thu*c lá, rượu bia, gái gú, hưởng thụ thức ăn các loài vật quá nhiều. Người uống rượu bia ăn các loài hải sản tươi sống nhiều nên chắc chắn sẽ thiếu lòng từ bi trong đối nhân xử thế, do đó sẽ gánh lấy hậu quả về sau như bệnh hoạn,mất trí nhớ, thần kinh rối loạn và bị nhân quả vay trả thù hằn không có ngày thôi dứt.
Con người chúng ta do chấp thân này là thật ngã, nên làm cái gì cũng để cho ta, vì ta từ đó mà đam mê say đắm tham lam muốn chiếm đoạt về cho mình. Chúng ta hãy thường xuyên quán sát sẽ thấy thân này vô thường bại hoại, nên ai cũng già, bệnh, ch*t nhờ vậy ta bớt tham đắm dính mắc mà dễ dàng tu hành.
Cho nên tu trong lúc tắm rửa, mặc quần áo rất quan trọng, chỉ có ta phải tự mình làm việc đó hằng ngày, nếu ta biết tỉnh giác trong từng, ý nghĩ hành động đó là ta đang tu.
Tu trong việc đi tiểu, đi đại cũng rất quan trọng trong đời sống vì nó gắn liền với chúng ta hằng ngày. Khi đi tiểu ta biết ta đang đi tiểu, nếu trong ngày ta đưa các thức uống vào quá nhiều cũng khổ, nhất là những tay bợm bia đã đưa vô thì phải xả ra, đó là lẽ đương nhiên. Khi tiểu ta hay nhớ nghĩ lung tung, tiểu trong vội vàng, không có ý thức. Khi tiểu ta biết mình đang tiểu, ta chỉ cần nhìn nước tiểu vàng hay trắng sẽ biết được sức khỏe mình ra sao. Nếu nước tiểu vàng quá thì trong người nóng, ta phải biết điều hòa bằng cách ăn uống hay Thu*c bổ thận âm. Ngược lại, nếu thấy nước tiểu trắng thì biết người quá yếu, thận bị suy nên hay mắc tiểu đêm ta phải dùng Thu*c bổ thận dương để điều trị. Thông qua đó ta sẽ biết cách điều hòa để cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống.
Đi đại cũng vậy, nếu bị bón rặn không ra ta biết mình đang bị nóng gan hay bị trĩ, ta sẽ dùng Thu*c trị hoặc ăn đồ mát vào, thì sẽ từ từ hồi phục trở lại. Đi phân đen hay xanh, chảy hay chìm xuống ta biết đường ruột yếu, thì phải dùng thức ăn nóng cho có tính cách Dương tính, đây cũng là biết tu trong lúc đi đại.
Mình bệnh mà không biết mình bệnh thì nguy cơ cao; ăn vô mà không thải ra chỉ trong vài ngày thì bụng sình chướng khó tiêu, người bức rức, nóng nảy, chộn rộn thật khổ tâm; nếu bị đi chảy nhiều quá thì coi chừng tiêu đời nhà ma.
Vậy trong lúc đi tiểu, đi đại mình có tu không? Có chứ, nếu không ngồi trong nhà cầu mình sẽ khốn khổ đủ điều, mùi cặn bả xả ra hôi hám vô cùng mà tâm cứ nghĩ tưởng lung tung. Do đó ta phải biết rõ ràng từng trạng thái của nó mà không bám dính vào chỗ nào, coi như ta đang tu trong lúc đi tiểu hay đi đại.
Thế nên, đã làm người tất nhiên vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chưa có ai toàn hảo cả, chính vì vậy mà ta cần phải biết tu để chuyển hóa bớt những điều xấu dở của mình phát sinh từ thân miệng ý. Dứt ác làm lành là điều mà ai cũng phải cố gắng tích cực, để giúp ta ngày càng sống tốt hơn. Không chịu tu hành là thiệt thòi cho chúng ta và làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, cụ thể nhất là gia đình người thân.
Cho nên, nếu không đủ duyên xuất gia vào chùa để tu thì ta phải biết áp dụng tu trong mọi hoàn cảnh, dù bất cứ trường hợp nào chúng ta cũng phải quyết tâm kiên trì bền bỉ.
Nói tóm lại, người Phật tử chân chính phải biết ứng dụng tu trong mọi hoàn cảnh, bởi có năm việc mà ta phải làm hằng ngày không ai có thể thay thế cho ta được. Thứ nhất là thay mặc quần áo, thứ hai là ăn uống, thứ ba là tắm rửa, thứ tư là đi tiểu, và thứ năm là đi đại, cái gì biết để làm năm việc đó?
Cái biết này không hình tướng nhưng lúc nào cũng có trong ta, khi không suy nghĩ, nói năng, hành động nhưng ta vẫn biết, cái biết này nương nơi mắt thì thấy chỉ là thấy, nương nơi tai nghe chỉ là nghe, thế nên ta gọi là thấy nghe hay biết mà không dấy tâm động niệm.
Đây chính là mục đích Phật muốn chỉ cho mọi người đều phải lãnh hội chỗ này, thấy tức biết, biết tức tâm mà là tâm Phật sáng suốt. Việc chính yếu của mỗi hành giả, không phân biệt người xuất gia hay tại gia, ai lãnh hội được chỗ này thì, “dù cho gươm bén kề cổ, giống như chém gió xuân”. Bởi vì lúc này ta, người, chúng sinh và thọ giả đã không còn, đó là cốt tủy của Phật pháp, chỉ đơn giản vậy thôi mà có một số vị thiền sư phải mất đến 50 năm.
Chúng ta ngày hôm nay tuy gặp được Phật pháp chân chính, người tại gia với bộn bề công việc phải biết áp dụng tu tập trong năm điều kiện trên, vì nó gắn liền với ta hằng ngày, nếu không ta sẽ đánh mất chính mình mà sống trong đau khổ lầm mê.
Mục đích của việc tu là ta phải biết điều phục từ ý nghĩ lời nói, hành động trong mọi hoàn cảnh, để cho mình và người khác được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ, với phương châm “tốt đạo đẹp đời”.
Thích Đạt Ma Phổ Giác
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢĐại Đức Thích Đạt Ma Phổ Giác xuất gia năm 1994 tại Thiền Viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Bổn sư thế pháp xuất gia là Hòa thượng Thích Nhật Quang (hiện là trụ trì Tổ đình Thiền Viện Thường Chiếu, Viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức là Trưởng ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam). Năm 2007, Đại Đức Phổ Giác được em ruột của mình là Thượng tọa Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ mời về cộng tác cùng Công ty Đạo Phật Ngày Nay với nhiệm vụ phó giám đốc, kiêm trưởng ban từ thiện. Từ năm 2016 đến nay, thầy Đạt Ma Phổ Giác được bổ nhiệm làm Phó trụ trì chùa Linh Xứng, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, thầy là nhà hoằng pháp và chuyên làm công tác từ thiện xã hội các tỉnh vùng sâu vùng xa không mệt mỏi. Đã viết trên 60 tác phẩm về Phật học. Ban biên tập TVHS kính ghi! |
Chủ đề liên quan:
con đường