Cây thuốc quanh ta hôm nay

Công dụng chữa bệnh của cây thạch vĩ dây

Theo y học cổ truyền, cây thạch vĩ dây có vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp.
Theo y học cổ truyền, cây thạch vĩ dây có vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp. Chủ trị các chứng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng.

cây thạch vĩ dây còn có tên là, dương vong,... Đông y gọi là “hải kim sa” vì lá lóng lánh như những hạt cát vàng (kim sa). Là loại cây leo, thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.

Cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở bụi rậm, bờ rào. Bộ phận được sử dụng làm Thu*c là cả dây mang lá, dùng tươi hay phơi khô. Thu hái gần như quanh năm.

Một số bài Thu*c theo kinh nghiệm

Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, nước tiểu đỏ do nhiệt: Thạch vĩ dây 24g cho 400ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, có thể thêm chút đường, uống thay trà trong ngày. Có thể thay thế bằng các vị Thu*c sau: thạch vĩ dây 100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5 - 8g, chia 3 lần, chiêu với nước ấm.

Sản phụ ít sữa: Thạch vĩ dây 12 - 24g, rửa sạch, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa bỏng lửa (bỏng nhẹ, vết thương hẹp): Thạch vĩ dây 25g, đốt tồn tính, nghiền thành bột mịn, trộn với ít dầu vừng, rửa sạch vết thương bôi vào chỗ bị bỏng.

Chữa ăn uống khó tiêu, bụng trướng đầy do thấp trệ (tỳ thấp trướng mãn): Thạch vĩ dây 20g, bạch truật 8g, cam thảo 2g. Đổ 500ml nước sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 5 - 10 ngày.

Hỗ trợ chữa sỏi niệu đạo: Thạch vĩ dây 30g, biển súc 15g, mã đề 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần. Nếu tiểu tiện khó đau rát: thạch vĩ dây 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2 - 3 lần.

Lưu ý: Người tì vị hư hàn không dùng thạch vĩ dây.

Lương y Nguyễn Hữu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cong-dung-chua-benh-cua-cay-thach-vi-day-n88572.html)

Tin cùng nội dung

  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY