Dinh dưỡng hôm nay

Công dụng tuyệt vời của xoài xanh

Không chỉ là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích mà xoài xanh còn rất tốt cho sức khỏe của bạn nữa đấy nhé!

Xoài xanh, hái xuống phơi khô để dành. Mỗi lần dùng từ hai đến ba quả xoài khô, cắt đôi, phối hợp với vài lạng thịt heo nạc, cho thêm Trần bì để nấu canh. Phải nấu 3 - 4 giờ liền trên lửa nhỏ.

Cách trị liệu dân gian này có hiệu quả khá tốt. Vì có thể do hạt xoài và vỏ xoài đều có công dụng trợ tiêu hóa, làm thông phổi tan đàm, nên sau khi bệnh nhân dùng canh thì khát đàm dễ dàng hơn, gián tiếp hỗ trợ cho việc trị liệu bệnh phổi.

Phụ nữ mang thai thường nôn ọe vào sáng sớm. Nhai một miếng xoài xanh có thể giảm cảm giác buồn nôn. Nước ép xoài cũng giúp bổ sung muối và sắt cho nguời mất nước.

Với hàm lượng sắt cao, xoài là loại quả tuyệt vời cho phụ nữ mang thai và những người bị thiếu máu. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để biết lượng xoài tiêu thụ phù hợp.

táo bón

Nếu bạn mắc chứng táo bón, hãy thử làm món salad xoài để khắc phục. Chất xơ trong loại quả này giúp cải thiện đáng kể hoạt động của đường tiêu hóa.

Ăn xoài xanh cắt nhỏ trộn với muối và mật ong 3-4 lần mỗi tuần sẽ điều hòa rối loạn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Xoài xanh giúp điều trị chứng rối loạn men gan. Axit trong loại quả này giúp làm sạch ống mật và các vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, xoài xanh có thể làm dịu các nốt ban đỏ do nóng trong, dị ứng.

Nhân hạt xoài 20g, hạt chanh 15g, 2 thứ giã nát. Đổ 2 bát nước sắc còn một bát. Uống vào sáng sớm vừa ngủ dậy khi chưa ăn gì. Uống xong nằm nghỉ 1 lúc.

Uống liền 3 buổi sáng. Chú ý hạt xoài có độc cần theo dõi trong thời gian dùng Thu*c.

Không nên ăn quả xoài lúc đói quá và sau bữa ăn no, đang có các bệnh nhiệt sốt vì bản chất quả xoài nóng như hành, tỏi, ớt. Không nên ăn nhiều đối với cả hai loại quả xoài xanh và chín.

Tỉ lệ vitamin C trong quả xoài sẽ giảm dần khi quả chín, vì thế không nên để quả xoài chín quá.

Xoài không thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cong-dung-tuyet-voi-cua-xoai-xanh-11126.html)

Tin cùng nội dung

  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Thời gian gần đây tôi thường bị nghẹn ở cổ, khó thở (phải thở dài), ợ hơi rất to, bụng trướng, thỉnh thoảng đau rát thượng vị.
  • Chứng tỳ vị dương hư còn gọi là chứng trung tiêu dương hư hoặc chứng tỳ vị hàn. Do trung tiêu hư hàn mất đi chức năng thu nạp vận hóa nên đồ ăn thức uống không tiêu...
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Chứng khó tiêu không phải là căn bệnh trầm trọng nhưng nó lại khiến bạn thấy mệt mỏi với cảm giác đầy hơi hay ợ hơi, buồn nôn và đôi khi là nôn.