Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Vẫn còn những khó khăn...

Để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 của Liên Hợp quốc, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác phòng, chống HIV/AIDS ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức...

Để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2005 đến nay Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan luôn quan tâm ủng hộ xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để triển khai công tác phòng, đảm bảo tính chặt chẽ, nhân văn và thuận lợi triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Nước ta có hệ thống văn ban pháp quy, các hướng dẫn chuyên môn về phòng, luôn được cập nhật, sửa đổi, phát triển mới phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trong thời gian qua, nước ta đã chuyển đổi thành công mô hình điều trị ARV chủ yếu dựa vào viện trợ sang điều trị ARV do bảo hiểm chi trả. Hiện nay đã hoàn thiện các hướng dẫn về chính sách bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV, về cơ bản hoàn thành kiện toàn các cơ sở điều trị ARV đảm bảo đủ điều kiện thực hiện thanh toán KCB bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế; đẩy nhanh các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để tăng tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế. Cho đến nay đã có 89% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y tế; đấu thầu thành công gói thầu cung ứng Thu*c ARV nguồn BHYT cho 190 cơ sở điều trị HIV/AIDS; đảm bảo các điều kiện để thực hiện điều trị ARV do quỹ bảo hiểm chi trả từ ngày 1/1/2019 và chuyển giao dần đến năm 2020 đảm bảo quỹ BHYT chiếm tỷ trọng tới 80% bệnh nhân điều trị ARV.

Không kỳ thị phân biệt với người nhiễm HIV.

Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích M* t*y và nhóm phụ nữ B*n d*m, nhóm nam có quan hệ T*nh d*c với nam, chuyển giới... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sợ bị kỳ thị, không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV để đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm.

Giảm kỳ thị giúp người nhiễm HIV tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ, do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương.

Việc định mức chi cho một số hoạt động khó tạo động lực cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng. Ví dụ định mức chi cho một tuyên truyền viên đồng đẳng tối thiểu 500.000 đồng/tháng, mức chi này không khuyến khích các đồng đẳng viên đi lại nhiều lần để tiếp cận với những người có nguy cơ cao, mức chi cho xét nghiệm HIV chỉ 52.000 đồng/ xét nghiệm cũng rất thấp cho triển khai xét nghiệm tại cộng đồng, với mức chi này chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm khoảng 35.000-40.000 đồng, do đó công xét nghiệm và chi phí đi lại để tiếp cận được một người nguy cơ cao là không thể khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV.

Nhân lực phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên thay đổi trong khi các kỹ năng, phương pháp tiếp cận hiệu quả có tính đặc thù.

Xuân Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cong-tac-phong-chong-hiv-aids-van-con-nhung-kho-khan-n151564.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY