Bệnh văn phòng hôm nay

Đau lưng văn phòng, điều trị khó khăn

Chị tôi khi ngồi làm việc thường bị đau ngang thắt lưng và tê hết hai vùng bên mông, ngày càng nhiều.
Đi khám nhưng BS bảo không định bệnh gì, chỉ cho uống Thu*c nhưng không thấy giảm đau, khi ngồi xuống đứng lên phải khom một lúc mới đứng thẳng được, có phải bị đau thần kinh tọa hay cột sống lưng có vấn đề gì?

Mẹ tôi 63 tuổi bị đau ở vùng thắt lưng chèn xuống chân đã hơn một năm nay, đi khám BS bảo bị hẹp ống sống và khớp đầu gối có gai đi lại rất khó khăn do bị đau. BS yêu cầu mổ nhưng mẹ tôi đã lớn tuổi sợ không đủ sức khỏe để mổ. Tôi xin hỏi có cách nào chữa không cần phải mổ không? Nếu không mổ sau này có đi lại được hay có bị ảnh hưởng gì không?

(Nguyễn Như Ngọc) Trước hết xin trả lời trường hợp chị của bạn. Đây là tình huống mà chúng tôi rất hay gặp ở phòng khám. Thông thường là bệnh nhân trẻ tuổi, công việc thường là văn phòng, ngồi lâu. Đầu tiên là đau lưng, uống Thu*c có bớt nhưng sau đó bị đau trở lại. Cơn đau ngày càng rõ và xuất hiện với thời gian ngồi ngày càng ngắn lại. Đau chỉ khu trú vùng thắt lưng mà không lan đi. Cảm giác tê được bệnh nhân mô tả một cách mơ hồ giống như tình trạng thiếu máu nuôi cơ. Một số bệnh nhân cho hay nếu nghỉ ngơi, đi chơi thì không đau lưng nhưng ngồi vào bàn làm việc thì cơn đau xuất hiện ngay. Khi khám thường không phát hiện dấu hiệu thần kinh khu trú, ấn vào thì đau các mấu gai hay đau vùng cơ cạnh sống. Một số trường hợp thấy cột sống thắt lưng cong ưỡn ra trước.

Trên thực tế không phải uống Thu*c không giảm mà uống Thu*c có giảm, nhưng khi ngồi lại đau trở lại làm bệnh nhân tưởng như không giảm. Những trường hợp này chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính là do quá tải trên nhóm cơ cạnh sống có kết hợp với bất thường hình dáng của cột sống (do ưỡn quá mức hay gù quá mức dù chưa phải là bệnh lý gù hay ưỡn cột sống thật sự vì khi tập thì các độ cong S*nh l* của cột sống về là bình thường).

Điều trị nhóm bệnh này khó khăn là vì bệnh nhân mải mê với công việc mà không có thời gian vệ sinh cho cơ cạnh sống cũng như các dây chằng vùng cột sống, họ không đủ kiên nhẫn để tập vật lý trị liệu cũng như không chú ý đến các tư thế gây ra đau lưng. Các bệnh nhân thường đi hết các bệnh viện nhằm hi vọng tìm kiếm một loại Thu*c có thể uống vào hết đau để họ có thể ngồi hàng giờ với công việc. Rất tiếc là không tồn tại loại Thu*c như vậy. Điều trị bệnh này bao gồm một chế độ tập căng dãn nhóm cơ cạnh sống, chỉnh sửa tư thế ngồi tránh gù hay ưỡn cột sống quá mức, tránh các tư thế xấu có thể gây đau lưng như khòm lưng, nửa nằm nửa ngồi, cúi cổ quá lâu trước màn hình…

Thu*c uống và thoa làm giảm cơn đau nhưng không cắt được nguyên nhân và cuối cùng cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý (ví dụ không nên ngồi quá lâu hơn một giờ, vận động cột sống sau khi ngồi…) vì đau chính là tiếng nói phản kháng của cơ thể trước sự sử dụng quá mức của chủ nhân.

Thứ đến là vấn đề của mẹ bạn. Việc hẹp ống sống do thoát vị đĩa đệm ở người lớn tuổi là nguyên nhân gây ra tê từ thắt lưng xuống bàn chân tùy đoạn thoát vị. Tuy nhiên chỉ định mổ cũng khá hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Việc luyện tập và uống Thu*c cũng có thể đem lại kết quả khả quan. Gai khớp gối hay thoái hóa gối ở người lớn tuổi là tình trạng hư sụn khớp, khiến người bệnh đau đớn khi đi lại. Chỉ định mổ tùy thuộc vào bệnh nhân chứ không phải tùy thuộc hình ảnh của khớp trên X-quang vì dù cho X-quang hư hoàn toàn nhưng nếu bệnh nhân không đau thì không có chỉ định mổ.

Nếu không mổ vẫn có thể điều trị nội khoa tuy hơi phức tạp bao gồm các bài tập thể thao dưới nước, đi lại với nạng hay khung tập đi, giảm cân, hướng dẫn tính chất cơn đau giúp bệnh nhân chịu được cơn đau, chế độ Thu*c men. Tuy vậy không phải tất cả đều thành công.

Nếu như thất bại thì chỉ định thay khớp được đặt ra khi cơn đau quá mức chịu đựng của bệnh nhân và các phương pháp điều trị khác thất bại. Việc bệnh nhân có đủ sức chịu đựng cuộc mổ hay không tùy thuộc vào các xét nghiệm làm trước khi mổ và tùy theo đánh giá của bác sĩ khám tiền mê. Nếu không mổ, khớp gối hư quá nặng có thể hạn chế việc đi lại của bệnh nhân.

Mangyte.vn
Theo Tuổi trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-lung-van-phong-dieu-tri-kho-khan-3834.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Yêu thô bạo có thể mang đến cho bạn cảm giác mới lạ, nhưng đừng quá lạm dụng nó bởi những tác hại dưới.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY