Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Covid-19: Cẩn trọng trong văn hóa dùng chung chén chấm

Trong đại dịch Covid-19, chúng ta nhận ra khá nhiều thói quen trong đời sống của mình cần phải thay đổi. Một trong số đó là thói quen - văn hóa chấm chung cùng một chén gia vị trong bữa cơm gia đình.

Tác hại của việc ăn chung 1 chén chấm

Thực tế bao năm nay, thói quen của nhiều người đã quen từ trong bữa cơm của gia đình việt nam, quen cách dùng chung một chén gia vị: nước mắm, nước tương, hay cả tương ớt. và cứ thế cả nhà cùng chấm.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thúy oanh - trưởng khoa nội tiêu hóa - nội soi - bệnh viện đa khoa quốc tế vinmec central park chia sẻ tại hội thảo tầm soát vi khuẩn hp đề phòng ung thư dạ dày, ngày 1/7/2017, việc có thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" đều có thể làm lây vi khuẩn hp- một loại vi khuẩn có nguy cơ dẫn người nhiễm bệnh đến ung thư dạ dày.

Covid-19: Cẩn trọng trong văn hóa dùng chung chén chấm - Ảnh 1.

Dùng chung một chén chấm là một trong số những nguồn lây nhiễm vi khuẩn

Ngoài ra, trước khi biết đến virus corona đang gây khủng hoảng toàn nhân loại có thể lây qua đường giọt bắn của nước bọt đường miệng, thì các thói quen "chung đụng" khác, bao gồm cả thói quen sử dụng son môi chung của các bạn gái, cũng là "đường truyền" dẫn vi khuẩn, virus gây bệnh đau miệng.

Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đã đến lúc người việt phải hạn chế những thói quen xấu trong sinh hoạt, có nguy cơ hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. đặc biệt trong những bữa cơm gia đình quây quần, khi gắp thức ăn cho nhau, chỉ nên sử dụng một đôi đũa chung không thuộc về ai để gắp. không dùng đũa đang ăn của mình gắp cho người khác. càng tuyệt đối không nên chấm chung trong một chén nước mắm, nước tương. trước mỗi bữa ăn, cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm nhỏ hơn, của ai nấy chấm.

Covid-19: Cẩn trọng trong văn hóa dùng chung chén chấm - Ảnh 2.

Cần chuẩn bị sẵn mỗi người một chén chấm khi ăn

Thói quen mới dùng chén chấm riêng này đang được khuyến khích xây dựng xuất phát từ trong nhu cầu cấp thiết phải giữ khoảng cách an toàn về vệ sinh, ăn uống, trước tốc độ lây lan của dịch bệnh covid-19. nhưng hy vọng lâu dần từ thói quen mới, sẽ trở thành nét văn hóa mới và được duy trì cả trong đời sống bình thường. đó là nét đẹp văn hóa càng tô đậm thêm không khí ấm cúng, gắn bó tình thân mà không kém phần văn minh của bữa ăn gia đình việt.

Từ bỏ những thói quen xấu khác

Bắt tay sau nhậu, hoặc gào vào điện thoại trong thang máy, đi vệ sinh xong quên không rửa tay v..v, đó là những thói quen còn "ít văn minh" nhưng khá phổ biến trong đời sống thường ngày của chúng ta, trước khi xảy ra đại dịch.

Nhiều người trong số chúng ta vẫn vô tình xem các thói quen này vô thức đã là một phần của đời sống và không hề nhận ra nó có thể gây hại cho sức khỏe, chưa nói đến tổn hại môi trường sinh hoạt chung, là biểu hiện của ứng xử kém văn minh ở nơi công cộng.

Lời khuyên của nhà dịch tễ học khiến chúng ta giật mình nhìn lại và nhận ra: Đã đến lúc nhiều thói quen cần phải thay đổi!

t.d.v

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/covid-19-can-trong-trong-van-hoa-dung-chung-chen-cham-20200324170004228.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Sau khi đọc bài “Quản lý giá Thu*c - Bao giờ mới thỏa mãn?” trên báo Sức khỏeĐời sống số 93 ngày 13/6/2014, tôi thực sự ngạc nhiên...
  • Trong cuộc sống, có những thói quen xấu trong sinh hoạt tưởng chừng rất bình thường nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của bạn.
  • Dinh dưỡng luôn là chủ đề “hot” trong những ngày này, và nhiều người rất vẫn đang vất vả trong việc xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Để đảm bảo sức khỏe tốt, không chỉ hạn chế bị lây nhiễm mầm bệnh từ những người xung quanh, mà thói quen hàng ngày, cũng đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Những thói quen tưởng chừng như vô hại, song lại ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch.
  • Dân văn phòng có những thói quen phổ biến gây nguy hại vô cùng cho sức khỏe mà không phải ai cũng nhận ra.
  • Chị em văn phòng có một số sở thích nhỏ tưởng như vô hại nhưng về lâu dài lại mang đến một loạt những rắc rối sức khỏe.
  • Bạn có biết có những “thói xấu” không hề xấu mà còn mang lại hiệu quả bất ngờ cho sức khoẻ?
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY