Những thói quen này gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là một số bệnh lý về mắt.
Cách ly xã hội khiến chúng ta dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại, TV... Khi sử dụng các thiết bị điện tử liên tục, cơ thể không nhận được lượng vitamin D cần thiết làm tăng nguy cơ bị cận thị.
Cách dễ nhất để làm chậm sự tiến triển của bệnh cận thị là thường xuyên nghỉ ngơi sau khi sử dụng thiết bị điện tử, tuân theo quy tắc 20/20/20: Cứ 20 phút thì thư giãn mắt 20 giây bằng cách nhìn vào vật bất kỳ ở khoảng cách 6m.
Đồng thời, nên đi dạo, tham gia các hoạt động bên ngoài, tắm nắng 15-20 phút mỗi tuần 3 lần để tăng cường vitamin D cho cơ thể. Bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm: sữa, trứng, cá hồi, ngũ cốc.
Trung bình mỗi phút 1 người chớp mắt khoảng 15-20 lần. Tập trung vào màn hình máy tính quá nhiều làm giảm tỷ lệ chớp mắt bình thường xuống 30%, mắt mở lâu hơn do đó dễ bị khô hơn. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu, việc đeo khẩu trang thường xuyên cũng làm gia tăng tình trạng khô mắt, do luồng không khí thở ra liên tục trên đôi mắt.
Các triệu chứng phổ biến của khô mắt là: châm chích, bỏng rát, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và mờ mắt. Để duy trì màng nước mắt ổn định, hãy đảm bảo việc chớp mắt thường xuyên. Nhỏ mắt bằng các loại Thu*c chống khô mắt. Giảm tiêu thụ caffein do các chất chứa caffein có thể làm mất nước, góp phần làm khô mắt. Omega 3 trong dầu cá rất tốt trong việc giảm viêm và giảm chứng khô mắt.
Ngoài ra, với những người thường xuyên phải đeo khẩu trang, nên chọn các loại khẩu trang có gọng mũi để ngăn không khí hướng vào mắt, cũng như nên nghỉ ngơi sau một vài giờ đeo khẩu trang để mắt được phục hồi. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, nên đến thăm khám tại các chuyên khoa mắt để được hỗ trợ tốt nhất.
Đại dịch khiến nhiều người gặp các vấn đề về mắt.
Hội chứng được mô tả là một nhóm các vấn đề liên quan đến mắt và thị lực do việc sử dụng máy tính, điện thoại, các thiết bị điện tử kéo dài. Nếu mắc hội chứng về mắt do sử dụng máy tính, có thể bị một hoặc nhiều các triệu chứng sau: mắt mỏi mệt, căng thẳng. Hội chứng thường xuất hiện vào buổi chiều, sau một ngày làm việc căng thẳng và cảm giác khô mắt, nóng mắt, rát mắt hay như có dị vật trong mắt; mắt nhìn lòa, song thị; đôi khi nhức đầu, đau trong hốc mắt.
Các chuyên gia khuyên nên nghỉ giải lao sau khi làm việc, quy tắc 20/20/20, nháy mắt thường xuyên hay sử dụng bộ lọc độ chói màn hình, thăm khám mắt định kỳ.
Sự suy giảm khả năng hội tụ được xem là một rối loạn chức năng thị lực phổ biến, đặc trưng bởi mắt không có khả năng quay hoặc hội tụ trong thời gian làm việc kéo dài.
Người mắc hội chứng này có xu hướng nhìn mờ, nhìn đôi, mỏi mắt, nhức đầu hoặc mất khả năng tập trung khi làm việc kéo dài. Ví dụ, họ sẽ đọc 1 trang trong sách, đọc đến cuối và không biết mình đã đọc những gì. Các triệu chứng này thậm chí còn trầm trọng hơn khi làm việc trên máy tính, do chúng ta có xu hướng ít chớp mắt hơn.
Khi thấy mắt mỏi, hãy thực hiện một số động tác với bút chì. Giữ bút chì cách mũi 15cm rồi từ từ đưa nó về phía mũi, trong khi 2 mắt nhìn thẳng vào bút. Thực hiện 10 lần lặp lại mỗi giờ để 2 mắt hoạt động cùng nhau.
Các tế bào da rụng, bụi bẩn từ môi trường có thể mắc vào lông mi gây viêm bờ mi, viêm mí mắt. Vì vậy, nên thường xuyên rửa mí mắt hằng ngày, làm sạch da đầu, da mặt mỗi ngày.
Nên đến gặp các bác sĩ nhãn khoa nếu gặp tình trạng viền mí mắt sưng tấy, đỏ, đau nhức cùng các triệu chứng khô mắt, châm chích, nhạy cảm với ánh sáng. Bởi viêm bờ mi thường là thứ phát sau các tình trạng dị ứng khác. Thăm khám sớm giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.
Đây là bệnh lý lành tính, liên quan đến quá trình rối loạn vận mạch, rối loạn “hàng rào máu” trong võng mạc. Bệnh thường gặp ở người lớn trong độ tuổi 25-50 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến 1 mắt, nhưng có khi là cả 2 mắt. Người bệnh cảm thấy bị mờ rõ rệt ở trung tâm, các đốm đen và tầm nhìn bị biến dạng, méo, cong.
Yếu tố nguy cơ của bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là những người dễ xúc động, căng thẳng, stress... Không có cách nào điều trị cụ thể, ngoài việc cố gắng kiểm soát căng thẳng như: thiền, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa các tác nhân gây căng thẳng. Ngoài ra, nên thăm khám y tế để được chẩn đoán chính xác và phân biệt với các bệnh lý nguy hiểm khác.
Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian đại dịch gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe đôi mắt. Chính vì vậy, xây dựng một thói quen sinh hoạt tốt, kết hợp với các phương pháp bảo vệ mắt là cách tốt nhất để đôi mắt luôn khỏe mạnh.
( (Theo huffpost))
Chủ đề liên quan:
covid-19