Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19 tác động tới cơ thể như thế nào?

(MangYTe) - Theo một nghiên cứu mới nhất, bệnh nhân mắc COVID-19 không chỉ bị tổn thương phổi mà còn có nguy cơ bị suy thận, tổn thương gan, tim, não, hệ thần kinh, da và đường tiêu hóa.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia ở thành phố New York (Mỹ) đã chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 tấn công hầu như mọi hệ thống nội tạng trong cơ thể con người, trực tiếp làm tổn thương các cơ quan và khiến máu vón cục, suy tim, suy thận.

Bệnh nhân mắc COVID-19 ngoài những triệu chứng thường gặp như ho và sốt còn có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau dạ dày.

"Các bác sĩ cần nghĩ về COVID-19 như một căn bệnh đa tạng", Tiến sĩ Aakriti Gupta, một chuyên gia tim mạch tại Đại học Columbia, cho biết. "Có rất nhiều ghi nhận về chứng đông máu nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng một tỷ lệ đáng kể những bệnh nhân này cũng bị tổn thương thận, tim và não".

Phần lớn thiệt hại do virus gây ra dường như là do mối quan hệ của nó với một thụ thể được gọi là ACE2. Các tế bào nội mô, trong thận, ống gan, tuyến tụy, trong đường ruột và niêm mạc đường hô hấp đều được bao phủ bởi các thụ thể ACE2, mà virus có thể sử dụng để lây nhiễm các tế bào.

Bệnh nhân khi mắc COVID-19 cũng khiến cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Một phần của phản ứng đó bao gồm việc sản xuất các protein gây viêm được gọi là cytokine. Tình trạng viêm này có thể làm hỏng các tế bào và các cơ quan hội chứng "cơn bão cytokine" là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Hiệu ứng đông máu dường như được gây ra bởi một số cơ chế khác nhau: tổn thương trực tiếp của các tế bào nội mô và can thiệp vào các cơ chế đông máu khác nhau. Các nhà nghiên cứu cho biết nồng độ oxy trong máu thấp do viêm phổi có thể khiến máu dễ đông đặc hơn.

Những cục máu đông này có thể gây ra đột quỵ và đau tim hoặc có thể nằm trong phổi hoặc chân. Chúng làm tắc nghẽn thận và can thiệp vào các phương pháp điều trị lọc máu cần thiết cho những bệnh nhân bị bệnh nặng.

Tổn thương tuyến tụy có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã được chứng minh là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ Tu vong hơn.

Virus có thể gây tổn hại trực tiếp đến não, nhưng một số tác động thần kinh có thể đến từ việc điều trị bệnh. "Bệnh nhân COVID-19 có thể được đặt nội khí quản trong 2 đến 3 tuần, hơn 1/4 trong số đó cần máy thở trong hơn 30 ngày", Tiến sĩ Gupta nói.

"Những lần đặt nội khí quản này thường kéo dài và bệnh nhân cần rất nhiều Thu*c an thần. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê sảng và chịu ảnh hưởng bởi Thu*c an thần", nhóm nghiên cứu chỉ ra.

Virus ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, làm suy giảm các tế bào T mà cơ thể thường sử dụng để chống lại virus. Các nhà nghiên cứu viết: "Giảm bạch huyết, một dấu hiệu của khả năng miễn dịch tế bào bị suy yếu, là một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tim được báo cáo ở 67-90% bệnh nhân mắc COVID-19".

Các bác sĩ cần điều trị tất cả những triệu chứng này cho các bệnh nhân COVID-19, nhóm nghiên cứu từ Đại học Columbia cho biết.

Bắc Hiệp

Theo CNN

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/covid19-tac-dong-toi-co-the-nhu-the-nao-176253.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh nhân cơ thể Covid 19 SARS CoV 2

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Em đi siêu âm thì được biết em bị sỏi thận phải 14mm.Em muốn hỏi thêm BS tán sỏi ngoài cơ thể có phải nằm viện điều trị không? Mức độ nguy hiểm và chi phí cho 1 ca tán sỏi là bao nhiêu? Em cám ơn BS! (Tran Yen)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY