Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

COVID-19 tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần so với cúm

Cả cúm và COVID-19 đều có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhưng tỷ lệ xuất hiện đột quỵ ở COVID-19 cao hơn gấp tám lần so với cúm. Một nghiên cứu mới cho thấy.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, trong số hơn 1.900 bệnh nhân mắc COVID-19, 1,6% bị đột quỵ, so với 0,2% trong số gần 1.500 bệnh nhân bị cúm nặng. Tiến sĩ Neal Parikh, tại Weill Cornell cho biết: Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nên thận trọng với các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ, bởi vì chẩn đoán kịp thời có thể cho phép điều trị đột quỵ hiệu quả.

Theo các nhà khoa học, kết quả của nghiên cứu về cơ bản ủng hộ quan niệm rằng, nhiễm COVID-19 nghiêm trọng hơn nhiễm cúm.

Trong nghiên cứu, Parikh và các đồng nghiệp đã so sánh tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân COVID và bệnh nhân cúm ở hai bệnh viện thành phố New York. Bệnh nhân bị COVID-19 được đánh giá từ ngày 4/3 đến ngày 2/5, trong khi các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu cúm từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/5/2018.

Tiến sĩ Larry Goldstein, khoa thần kinh tại Đại học Kentucky cho biết, nhiễm trùng và các tình trạng viêm khác là yếu tố nguy cơ của đột quỵ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bệnh nhân mắc COVID-19 có thể bị đột quỵ do biến chứng của nhiễm trùng. Bệnh COVID-19 cũng có liên quan đến cục máu đông có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo các nhà khoa học, SARS-CoV-2 có thiên hướng gây ra một số mức độ đông máu do sự gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Loại virus này tấn công các tế bào xếp thành mạch máu, đây là một lý do làm tăng nguy cơ đông máu dẫn đến đột quỵ.

Do những rủi ro này, bệnh nhân COVID-19 nên được theo dõi các dấu hiệu đông máu. Nói chung, mọi bệnh nhân mắc COVID-19 đều nên được sử dụng Thu*c làm loãng máu ở mức độ thấp để thử và ngăn ngừa cục máu đông. Những bệnh nhân bị cục máu đông được dùng Thu*c làm loãng máu với liều cao hơn để ngừa biến chứng. Cả bệnh nhân COVID trẻ và già đều có thể phát triển cục máu đông, với nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Azhar nhấn mạnh.

Ở một số bệnh nhân, đột quỵ có thể là dấu hiệu đầu tiên của COVID-19. Trong nghiên cứu này, hơn một phần tư bệnh nhân đã đến phòng cấp cứu vì đột quỵ và sau đó được chẩn đoán mắc COVID-19. Tuy nhiên, khuyết tật sau đột quỵ có thể là tác động lâu dài của virus.

Theo SKĐS

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/covid19-tang-nguy-co-dot-quy-gap-8-lan-so-voi-cum-175650.html)

Chủ đề liên quan:

Covid 19 dịch bệnh đột quỵ

Tin cùng nội dung

  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Để bệnh nhân nằm yên, đầu nâng cao 30 độ. Nếu bệnh nhân ói mửa, đặt đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất ói mửa từ mũi và miệng người bệnh.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY