Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứ 10 người Tu vong thì có gần 8 trường hợp là do bệnh không lây nhiễm

Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép là bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó, bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng và là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong. Cứ 10 người Tu vong, có gần 8 người do bệnh không lây nhiễm

56% trường hợp tăng huyết áp và gần 69% bệnh nhân đái tháo đường không biết mình bị bệnh

Thông tin trên được đưa ra tại lớp đào tạo cập nhật kiến thức và Hội thảo phổ biến hướng dẫn, tại liệu đào tạo về quản lý, điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm Y tế xã do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam tổ chức ở Hà Nội.

Hội thảo thu hút đông đảo các chuyên gia và giảng viên quốc gia về đào tạo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho trạm y tế xã đến từ các bệnh viện trung ương, Viện chuyên ngành của Bộ Y tế, các Trường Đại học Y Dược… tham dự.

Hiện Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép là bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm. Trong đó, ngày càng gia tăng và chiếm trên 60% số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại các bệnh viện. Bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong. Cứ 10 người Tu vong, có gần 8 người do bệnh không lây nhiễm. Ước tính 2016, Việt Nam có 548.800 ca Tu vong, trong đó Tu vong do chiếm 73%. 44% số Tu vong do là trước 70 tuổi.

ThS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh phát biểu tại lớp đào tạo cập nhật kiến thức và Hội thảo phổ biến hướng dẫn, tài liệu đào tạo về quản lý, điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường tại Trạm Y tế xã

Năm nhóm bệnh không lây nhiễm có gánh nặng bệnh tật lớn là bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, ung thư và các rối loạn tâm thần.

Để ứng phó với gánh nặng của bệnh không lây nhiễm, Chiến lược quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

ThS Nguyễn Trọng Khoa- Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, trong những năm qua, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều lớp đào tạo về quản lý, điều trị tặng huyết áp và đái tháo đường cho Trạm Y tế xã. Đây là 2 bệnh thường gặp và phổ biến, nếu được phát hiện và quản lý, điều trị tại tuyến cơ sở sẽ góp phần tiết kiệm cho quỹ BHYT và giúp người dân tiết kiệm thời gian và phi chí đi lại khi không phải lên tuyến trên điều trị.

Theo số liệu của Bộ Y tế, trong số người trưởng thành thì có khoảng 20% người mắc tăng huyết áp; 4% dân số mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên có đến 56% trường hợp tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, con số này của đái tháo đường là 68,9%.

Hiện chỉ có 13,6% người bệnh tăng huyết áp và 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý điều trị. Do việc phát hiện và quản lý điều trị còn hạn chế nên tỷ lệ người bệnh trong cộng đồng có huyết áp ổn định rất thấp chỉ khoảng 9%.

Theo các chuyên gia việc quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm nói chung, bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường cần phải thực hiện ở tất cả các tuyến. Trong đó, bệnh viện cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân nặng, nhiều biến chứng; hỗ trợ cho tuyến dưới quản lý điều trị những trường hợp tuyến dưới có khả năng thực hiện. Trạm Y tế trước mắt quản lý điều trị những trường hợp vừa và nhẹ, có thể đã được chẩn đoán và điều trị ở tuyến trên. Khi trình độ tốt hơn thì có thể từng bước tiếp nhận bệnh nhân nặng hơn, do hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường đều điều trị ngoại trú.

Vì vậy, tại cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống có thể tổ chức các hình thức như thành lập các câu lạc bộ, thăm hộ gia đình….,huy động tất cả chính quyền, bàn ngành đoàn thể xã hội cùng tham gia quản lý điều trị tại cộng đồng.

Quản lý bệnh không lây nhiễm tại cơ sở: Giảm tải cho tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho người dân

Việc theo dõi, quản lý người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế mang lại nhiều cái lợi

Chia sẻ về kinh nghiệm quản lý bệnh không lây nhiễm nói chung, trong đó có bệnh tăng huyết áp và ung thư nói riệng, ông Ong Thế Viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, hàng năm, Sở Y tế tiến hành đào tạo và chuyển giao cho 35 trạm y tế xã phường thị trấn quản lý, điều trị ngoại trú tăng huyết áp và từ năm 2017, mỗi năm triển khai thêm 15 trạm y tế xã quản lý bệnh đái tháo đường. Hiện toàn tỉnh có 16/20 phòng khám đa khoa và 205/218 trạm y tế xã phường tiến hành quản lý bệnh không lây nhiễm.

Đến nay, Bắc Giang đã quản lý được 23.000 bệnh nhân tăng huyết áp và hơn 4.000 bệnh nhân đái tháo đường tại tuyến cơ sở, đồng thời ngành y tế cũng bước đầu triển khai thực hiện quản lý bệnh ung thư, COPD tại trạm y tế.

“Để làm được điều này, đòi hỏi phải có cơ chế tài chính riêng cho các trạm y tế xã. Từ kinh nghiệm của Bắc Giang cho thấy, ngành y tế đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai các Nghị quyết 20 và quyết định của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe nhân dân trong đó có bệnh không lây nhiễm, để các cấp, các ngành liên quan cùng vào cuộc như ngành tài chính, BHXH...”- ông Ong Thế Viên chia sẻ

Theo ông Viên, việc triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm đến các cơ sở y tế tuyến dưới mang lại nhiều cái lợi cho cả người dân và ngành y tế cũng như cho quỹ BHYT. Theo đó, giúp người dân không phải tốn kém chi phí để lên tuyến trên mà được theo dõi, quản lý về bệnh của mình ngay tại cơ sở, được lấy Thu*c tại đó luôn, điều này giúp cho bệnh viện tuyến trên đỡ rơi vào tình trạng quá tải không cần thiết...

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/quan-ly-benh-khong-lay-nhiem-tai-co-so-giam-tai-cho-tuyen-tren-tiet-kiem-chi-phi-cho-nguoi-dan-n166809.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY