Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cụ bà thọ 103 tuổi nhưng xương chắc khỏe như người mới 60 khiến bác sĩ cũng phải sửng sốt: Bí quyết không phải là đi bộ nhiều mà ở 2 điều này

Theo kết quả kiểm tra, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tuổi thọ xương của cụ Lý mới như người ngoài 60 tuổi, không có triệu chứng loãng xương như những người cao tuổi khác.

Theo thông tin trên trang Abuluong, cụ Lý là người sống trên núi. Ngày 22/7 vừa qua là ngày sinh nhật lần thứ 103 của cụ, người dân trong làng đến chúc mừng cụ, bệnh viện quận cũng đến khám sức khỏe cho cụ và hỏi về bí quyết trường thọ.

Bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy cụ bà Lý có thân hình cường tráng, đôi chân dẻo dai, bước đi nhanh nhẹn, vững vàng. Trông cụ hoàn toàn không giống những người già đi lập cập hay vấp ngã khác. Khi bác sĩ bày tỏ hy vọng mong muốn cụ Lý có thể đến bệnh viện để kiểm tra mật độ và tình trạng xương thì người dân trong làng đồng loạt nói rằng cụ Lý rất biết giữ gìn sức khỏe, cụ ăn uống lành mạnh, thường tập Thái Cực Quyền và tắm nắng.

Theo kết quả kiểm tra, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tuổi thọ xương của cụ Lý mới như người ngoài 60 tuổi, không có triệu chứng loãng xương như những người cao tuổi khác.

Nhắc đến loãng xương, ai cũng nghĩ đó là bệnh của tuổi già. Điều này đồng nghĩa với việc người trẻ không lo bị loãng xương, vậy nên không cần bổ sung canxi khi còn trẻ.

Thực tế, đây là một sai lầm lớn. Nhìn chung, phụ nữ khi bước qua tuổi 30, canxi trong xương bắt đầu giảm dần và khối lượng xương bắt đầu mất dần, nếu không chú ý bổ sung kịp thời canxi và các chất dinh dưỡng khác, xương sẽ lão hóa với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với cơ thể. Xương bị lão hóa sẽ xuất hiện các triệu chứng loãng xương, cơ thể trở nên lùn hơn, đi lại thở hổn hển, không có chút khí chất nào.

Bệnh loãng xương là gì?

Bình thường, xương khỏe mạnh với đủ canxi sẽ trơn tru, và sau khi mất canxi, trên bề mặt xương có những hốc như bị sâu bọ ăn. Quá trình hủy xương và tạo xương của con người luôn ở trạng thái cân bằng và xương vẫn khỏe mạnh. Nếu quá trình hủy xương lớn hơn quá trình tạo xương, sự cân bằng sẽ bị phá vỡ, dẫn đến giảm khối lượng xương, xương yếu, giảm độ đàn hồi của xương, tăng khả năng bị chấn thương và gãy xương.

Những người dễ bị loãng xương

1. Phụ nữ mãn kinh và người già trên 65 tuổi

Sự hấp thụ xương của con người và mức độ hình thành xương có liên quan trực tiếp đến hormone Sinh d*c. Estrogen trong cơ thể có thể thúc đẩy quá trình hình thành mô xương, giúp canxi trong máu được lắng đọng trong xương, ngăn chặn quá trình giảm ion canxi gây loãng xương.

Tuy nhiên, hầu hết nồng độ estrogen của phụ nữ giảm nhanh chóng sau khi mãn kinh, dẫn đến quá trình tiêu xương diễn ra nhanh hơn, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và tổng hợp chất nền xương không đủ, sẽ dẫn đến loãng xương.

2. Những người có yếu tố di truyền loãng xương trong gia đình

Theo thống kê, hàng chục gen nhạy cảm với bệnh loãng xương đã tồn tại và những người mang các kiểu gen nguy cơ này có nguy cơ loãng xương cao hơn. Giả sử người mẹ bị loãng xương thì con gái có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tuy nhiên, mặc dù có nguy cơ cao hơn những người khác nhưng nếu biết giữ gìn, bảo vệ sức khỏe thì bạn cũng có thể tránh được bệnh loãng xương chứ không nhất định sẽ bị bệnh như mẹ mình.

3. Những người có thói quen xấu

Những người hút Thu*c lá, đặc biệt là phụ nữ nên cẩn thận, hút Thu*c lá làm giảm sản xuất estrogen, nicotin khi đi vào máu sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và tăng nguy cơ loãng xương. Không chỉ hút Thu*c, uống rượu cũng có hại cho xương. Sau khi rượu vào cơ thể sẽ làm giảm lượng canxi và vitamin D của tế bào cơ thể, ức chế quá trình tạo xương, không có lợi cho sức khỏe của xương.

Ngoài ra, ăn mặn cũng sẽ khiến lượng nước tiểu tăng lên, canxi bị đào thải qua nước tiểu cũng dẫn đến yếu xương.

Từ trường hợp của cụ Lý 103 tuổi, các bác sĩ đã đúc kết rằng ngoài việc bổ sung đủ dưỡng chất, bí quyết xương chắc khỏe của con người không phải là đi bộ nhiều mà là nhờ 2 điều này:

Điều đầu tiên: "Đón" nhiều ánh mặt trời hơn

Chúng ta vẫn biết rằng ánh mặt trời bổ sung canxi cho cơ thể là do da người có thể tổng hợp vitamin D bằng cách hấp thụ ánh nắng mặt trời, vitamin D giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và phốt pho, kích hoạt canxi và phốt pho, làm cho canxi và phốt pho trong máu đạt giá trị bình thường, thúc đẩy quá trình hình thành xương. Chính vì vậy, thường xuyên tiếp xúc ánh mặt trời sẽ giúp xương liên tục được đổi mới, các triệu chứng loãng xương ít xảy ra hơn.

Điều thứ hai: Ngủ đủ giấc

Muốn phòng chống loãng xương hiệu quả, bạn nên ngủ đủ giấc. Khi lượng nội tiết của một người duy trì ổn định trong khi ngủ, tốc độ hấp thụ canxi của cơ thể cũng sẽ tăng lên. Nếu không đảm bảo thời gian ngủ đủ giấc, thức khuya thường xuyên, thiếu ngủ có thể khiến cơ thể tăng gánh nặng, thậm chí sinh ra các loại bệnh. Vì vậy, trong quá trình phòng ngừa loãng xương, bạn nên đảm bảo việc đi ngủ và dậy sớm.

Tham khảo: Wang/abuluong, Health, Mayoclinic

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cu-ba-tho-103-tuoi-nhung-xuong-chac-khoe-nhu-nguoi-moi-60-khien-bac-si-cung-phai-sung-sot-bi-quyet-khong-phai-la-di-bo-nhieu-ma-o-2-dieu-nay-20200821121213601.chn)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
  • Ai cũng có tuổi xuân, ai cũng phải về già và trong quá trình phát triển, cơ thể con người diễn ra hàng loạt thay đổi, âm thầm và nhẹ nhàng đến mức, người trong cuộc ít khi nhận thấy. Trong số này có 7 phát hiện dưới đây, vừa được khoa học nghiên cứu, kiểm chứng.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ mùa nóng sang mùa lạnh, các bệnh lý về khớp ở người cao tuổi thường xuất hiện.
  • Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.
  • Sức khỏe người cao tuổi đang là một vấn đề xã hội và y học của VN. Với sự phát triển của xã hội, tuổi thọ càng tăng thì càng nhiều người cao tuổi cần được quan tâm, chăm sóc và nâng cao sức khỏe để có một “tuổi vàng” hữu ích cho gia đình và xã hội.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Loãng xương (LX) là một bệnh đứng thứ hai sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ đe dọa đến tính mạng của họ. Ngày nay, bệnh LX đang có xu hướng gia tăng ở khắp toàn cầu, trong số đó NCT và đặc biệt là phụ nữ chiếm tỷ lệ cao nhất (cứ 3 phụ nữ cao tuổi thì có 1 người bị LX).
  • Máy tính là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu dùng máy tính không đúng cách có thể gây ra một số bệnh về xương khớp.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY