Pgs.ts lê tiến dũng triển khai các nghiên cứu khoa học, tận dụng dược liệu việt nhằm tạo ra các chế phẩm có giá trị chữa bệnh. công trình khoa học nhận được nhiều sự chú ý của ông trong những năm gần đây là "nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kích thích sự phát triển tế bào sụn từ quả cây đủng đỉnh". ông kỳ vọng kết quả nghiên cứu có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh thoái hóa, đau nhức xương khớp.
Trong quá trình tìm hiểu các bài thuốc từ thiên nhiên, phó giáo sư dũng được biết đến công dụng của cây đủng đỉnh (tên khoa học caryota mitis lour). quả của loại cây này thường được ngâm rượu xoa bóp, hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, kháng viêm. "đây là tiền đề để tôi tiến hành nghiên cứu, phát hiện ra chế phẩm caryotin", phó giáo sư dũng nói.
PGS.TS Lê Tiến Dũng trong phòng nghiên cứu. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ông và cộng sự nghiên cứu thực nghiệm trong 2 năm 2017-2018. thử nghiệm cho thấy, caryotin trong cây đủng đỉnh không chỉ kháng viêm, làm giảm các triệu chứng viêm mà còn hỗ trợ bảo vệ mô sụn trước hư tổn, góp phần kích thích phục hồi mô sụn mới. hiệu quả đánh giá từ 14 ngày uống thuốc.
Cụ thể, caryotin liều 0,04 và 0,4 µg/g cho hiệu quả hỗ trợ giảm sưng khớp tương đương diclofenac liều 10 µg/g. điều trị bằng caryotin có thể giảm các yếu tố gây ra bệnh tự miễn và viêm khớp dạng thấp, cũng như đưa tổng bạch cầu về gần mức bình thường. hoạt chất này còn làm chậm quá trình gia tăng các chỉ số men gan liên quan tình trạng tổn thương mô khớp.
Cây đủng đỉnh - vị thuốc quý cho người bệnh xương khớp. Ảnh: Canva
Trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm, nhóm bị gây viêm và không được uống caryotin (nhóm một) thì mô khớp bị phá hủy trong khoảng 14 ngày. với nhóm uống hoạt chất này (nhóm hai), mô khớp vẫn còn nguyên vẹn. các nhà khoa học nhận thấy ở ngày thứ 14 trở đi, nhóm một có sụn khớp mỏng hơn và hàm lượng proteoglycan giảm xuống thấp. đối với nhóm hai, phần sụn khớp được bảo vệ khá tốt và hàm lượng proteoglycan (một loại protein) được cải thiện, giảm sự mất proteoglycan trong quá trình gây thoái hóa.
Trong quá trình tách chiết caryotin, pgs. ts lê tiến dũng cho biết: "một trong những khó khăn chúng tôi gặp phải là khi sơ chế quả chín đủng đỉnh. quả của cây gây ngứa, có thể làm rộp da vì vậy công đoạn xử lý cần phải hết hết sức cẩn thận. ngoài ra, nghiên cứu cũng cho chúng tôi những phát hiện rất thú vị. trong các thử nghiệm ban đầu, thông thường trên các cao chiết dược liệu, cao chiết phân đoạn thường có tác dụng sinh học mạnh hơn cao chiết tổng. nhưng trong nghiên cứu về cây đủng đỉnh lại cho kết quả ngược lại, hiệu quả của cao chiết tổng trên khả năng hình thành mô sụn mới lại có tác dụng tốt hơn các cao chiết phân đoạn".
Sụn khớp bị tổn thương được caryotin hỗ trợ phục hồi. Ảnh minh họa
Theo phó giáo sư dũng, việc chiết tách chế phẩm caryotin từ cây đủng đỉnh là bước tiến mới, được ứng dụng vào sản xuất dược phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. đến năm 2020, caryotin được thử nghiệm kết hợp với sản phẩm khương thảo đan cho thấy tác dụng hiệp đồng. bộ đôi caryotin và kga1 được đưa đến đúng vị trí tổn thương giúp giảm sưng viêm và đau nhức, góp phần ngăn chặn sự phá hủy khớp, kích thích sản sinh tế bào sụn khớp.