Một học sinh lớp 10 (15 tuổi, trú tại nam định) được cha mẹ đưa đến viện sức khỏe tâm thần quốc gia, bệnh viện bạch mai để khám vì suốt thời gian dài bị đau bụng.
Người nhà cho biết từ năm 8 tuổi, H. có biểu hiện đau bụng từng cơn, vã mồ hôi, nhưng đi khám nhiều nơi, xét nghiệm không có tổn thương liên quan đến tiêu hóa. Sau đó bác sĩ chẩn đoán là trẻ mắc "động kinh thể tạng", một hội chứng bệnh lý về não gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi uống Thu*c em có biểu hiện đỡ nhưng sau đó những cơn đau bụng lại xuất hiện.
Sau thời gian dài quan sát, gia đình nhận thấy cơn đau bụng bất thường xuất hiện trước các kỳ thi. "Khi các bạn đi thi thì chúng tôi đưa con vào viện, khi kết thúc kỳ thi thì con lại hết đau bụng", gia đình cho hay.
Bác sĩ Đỗ Thùy Dung, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết rất nhiều trường hợp trẻ sợ học, ngại học hay quá căng thẳng khi bước vào những kỳ thi sẽ gặp tình trạng này.
"Qua thăm khám, học sinh này bị đau bụng do stress. Không phải trẻ đau bụng giả mà đau bụng thật, nhưng không phải do bệnh về tiêu hóa mà do stress gây ra. Khi trẻ bị căng thẳng quá mức, không kiểm soát được sẽ có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, thậm chí là ngất. Để khắc phục tình trạng này, cần có thời gian dài theo dõi và điều trị", bác sĩ Dung thông tin.
Viện sức khỏe tâm thần quốc gia cũng vừa tiếp nhận một trường hợp học sinh lớp 12 thăm khám vì mệt mỏi, gặp khó khăn trong quá trình học tập.
Theo chia sẻ, học sinh này đang trong giai đoạn ôn thi quan trọng nhưng học lại không vào, luôn cảm thấy mình áp lực vì không biết "học nhiều để làm gì?".
Ví dụ như nam sinh luôn cảm thấy môn toán có rất nhiều công thức phức tạp, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, những người lớn như bố mẹ cậu lại chỉ sử dụng các phép tính cơ bản. Chính vì suy nghĩ này, nam sinh giảm hứng thú trong học tập.
Thậm chí nam sinh còn có những hành vi tự hại như cấu véo làm đau bản thân hoặc trêu đùa "thái quá" làm đau bạn bè để giải tỏa cảm xúc.
Gia đình nam sinh cho biết trước đó con mình có học lực khá, ngoan ngoãn. Nhưng thời gian gần đây thường xuyên mệt mỏi, buồn chán, không tiếp thu bài giảng.
Ts dương minh tâm, viện sức khỏe tâm thần quốc gia, bệnh viện bạch mai, cho biết: "trường hợp của cậu học sinh lớp 12 này đi khám vì nghĩ rằng não mình có vấn đề nên khó tiếp thu trong học tập. tuy nhiên, khi đến chúng tôi thăm khám mới phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Xuất phát từ sự bế tắc không giải đáp được với câu hỏi "học để làm gì?" khiến bản thân học sinh cảm thấy khó chịu, áp lực và luôn muốn giải tỏa cảm xúc dẫn đến những hành vi tiêu cực", bác sĩ Tâm phân tích.
Trong trường hợp này, gia đình và nhà trường cần kết hợp để giải tỏa tâm lý cho trẻ. "Định hướng để trẻ có thể nhận ra lợi ích những kiến thức trẻ học tập hằng ngày. Bên cạnh đó, không nên tạo quá nhiều áp lực muốn trẻ phải học giỏi ngay hay phải đạt thành tích cao khi khả năng của trẻ còn hạn chế. Thường xuyên tâm sự, lắng nghe để giải quyết ngay những vấn đề con gặp phải", bác sĩ Tâm nói.
Tstrần thị hà an - viện phó viện sức khỏe tâm thần quốc gia - khuyến cáo một số cách để ứng phó với stress ở lứa tuổi vị thành niên.
Giấc ngủ: Điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần, trẻ từ 6-12 tuổi nên ngủ từ 9-12 tiếng/đêm. Thanh thiếu niên cần 8-10 giờ/đêm. Giấc ngủ cần được ưu tiên để kiểm soát căng thẳng.
Tập luyện: Hoạt động thể chất là liều Thu*c giảm căng thẳng cần thiết cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Tâm sự: Trò chuyện về những tình huống căng thẳng với người lớn đáng tin cậy có thể giúp trẻ, thanh thiếu niên nhìn nhận mọi thứ và tìm ra giải pháp. Đây là một trong những phương thức tốt nhất giúp trẻ nhận thức ra vấn đề của mình.
Dành thời gian cho niềm vui và yên tĩnh: Cũng giống như người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên cần thời gian để làm những gì mang lại niềm vui cho họ, cho dù đó là thời gian không có cấu trúc để chơi với những viên gạch xây dựng hay những giờ liên tục để luyện tập âm nhạc hoặc nghệ thuật.
Hoạt động ngoài trời: Dành thời gian trong thiên nhiên là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Viết về stress: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thể hiện bản thân bằng văn bản có thể giúp giảm bớt sự đau khổ về tinh thần và cải thiện sức khỏe.
Cha mẹ ứng xử sao khi trẻ xảy ra mâu thuẫn
TTO - Theo các chuyên gia về tâm lý, với tốc độ lan truyền nhanh chóng của mạng xã hội, việc đẩy hình ảnh cá nhân của trẻ khi xảy ra mâu thuẫn lên mạng đã vô hình trung làm tổn thương, có thể đẩy trẻ tới hành vi tiêu cực sau này.
DƯƠNG LIỄU