Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tại sao bạn gặp ác mộng trong giấc ngủ?

Ác mộng có thể là bắt nguồn từ tình trạng căng thẳng, vấn đề sức khỏe tâm thần, việc sử dụng các loại thuốc hoặc thói quen ăn đêm.

Ác mộng là một hiện tượng phổ biến trong quá trình ngủ. khoảng 85% người trưởng thành gặp ít nhất một cơn ác mộng trong vòng một năm qua. theo khảo sát được đăng tải trên tạp chí pubmed, khoảng 4-10% người cho biết họ gặp ác mộng một hoặc nhiều hơn một lần mỗi tuần. hiện tượng này phổ biến hơn ở phụ nữ, trẻ em và những người được chẩn đoán mắc các chứng bệnh tâm thần.

Các chuyên gia chưa có câu trả lời chung về lý do con người gặp ác mộng. họ cho rằng hiện tượng này xảy ra khi cơ thể cố gắng tập hợp lại ký ức, điều chỉnh tâm trạng và xử lý các trải nghiệm khi con người thức giấc. một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết ác mộng là biểu hiện của một quá trình bình thường, trong khi số khác nhận định đây là hiện tượng bất thường.

Dù chưa đi đến kết luận cuối cùng, các nhà khoa học vẫn đưa ra một số tác nhân cơ bản gây ra ác mộng.

Căng thẳng

Ác mộng xảy ra thường xuyên hơn trong giai đoạn căng thẳng, khi một người gặp những chuyển biến lớn trong cuộc sống. Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung của những giấc mơ thường phản ánh nguồn gốc của căng thẳng khi còn thức.

Minh họa một người gặp ác mộng trong khi ngủ. ảnh: freepik

Dù điều này có thể gây lo lắng, một số nhà nghiên cứu cho rằng ác mộng có thể giúp giảm bớt căng thẳng. các nhà nghiên cứu nhận định nhiều cơn ác mộng thể hiện nỗ lực của cơ thể nhằm ứng phó một cách tích cực với các tác nhân gây căng thẳng vào ban ngày.

Vấn đề sức khỏe tâm thần

Ác mộng có thể liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Ác mộng là một triệu chứng đặc trưng của ptsd, ảnh hưởng đến 72% số người mắc hội chứng này. đối với nhiều bệnh nhân, ác mộng là cơ chế tự làm dịu đi những trải nghiệm đau thương, bất lực và thiếu kiểm soát.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng ở người dùng, như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần và các loại ma túy. việc ngừng sử dụng thuốc sau một thời gian cũng có thể dẫn đến ác mộng.

Nhiều loại thuốc như barbiturat và benzodiazepine làm giảm thời lượng giấc ngủ rem (giai đoạn mơ) mỗi đêm. khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc, cơ thể gặp phải tình trạng gọi là "phục hồi rem". trong thời gian phục hồi rem, cơ thể cố gắng bắt kịp lượng giấc ngủ đã mất. vì phần lớn cơn ác mộng xảy ra trong giấc ngủ rem, một số người có nguy cơ gặp ác mộng và những giấc mơ sống động.

Melatonin là một loại hormone thúc đẩy giấc ngủ được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên. nhiều người cũng dùng melatonin như một loại thuốc ngủ không kê đơn và báo cáo tình trạng ác mộng sau khi sử dụng thuốc. tuy nhiên, hiện có rất ít nghiên cứu liên quan đến tác dụng phụ tiềm ẩn này. một lời giải thích tiềm năng là việc bổ sung melatonin là tăng thời lượng giấc ngủ rem, từ đó gia tăng cơ hội mơ ác mộng hoặc các loại giấc mơ sống động khác.

Rối loạn giấc ngủ

Một số chứng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ và chứng ngủ rũ có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. ác mộng được báo cáo ở khoảng 17% những người bị mất ngủ kinh niên và 33% người được chẩn đoán mắc chứng ngủ rũ.

Một người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ác mộng nếu tình trạng này tái diễn nhiều lần và cản trở các hoạt động trong ngày. rối loạn ác mộng là một loại rối loạn giấc ngủ, còn gọi là chứng mất ngủ ký sinh.

Chứng hoảng loạn về đêm là một dạng mất ngủ ký sinh khác, đặc trưng bởi tình trạng hoảng sợ trong khi ngủ, ngủ không yên, đá, khua khoắng chân tay, thậm chí la hét.

Ăn trước khi ngủ

Ăn quá gần giờ ngủ có thể làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. trong một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí pubmed, 9,5% số người được khảo sát báo cáo việc ăn khuya ảnh hưởng đến nội dung giấc mơ của họ. họ không rõ liệu bữa ăn dẫn đến ác mộng hay có nguyên nhân khác giải thích cho hiện tượng này.

Thục Linh (Theo Sleep Doctor)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/tai-sao-ban-gap-ac-mong-trong-giac-ngu-4493775.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY