Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Giảm áp lực căng thẳng cho trẻ sau khi mắc Covid-19

(HNMCT) - Hỏi: Sau khi mắc Covid-19 và khỏi được hơn một tuần thì con tôi đi học trở lại. Tuy nhiên, cháu thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ giảm sút, và hay căng thẳng khi phải làm nhiều bài tập về nhà. Xin hỏi bác sĩ, tôi nên làm gì để giúp con giải tỏa tâm lý?

(HNMCT) - Hỏi: Sau khi mắc Covid-19 và khỏi được hơn một tuần thì con tôi đi học trở lại. Tuy nhiên, cháu thường xuyên bị mệt mỏi, đau đầu, trí nhớ giảm sút, và hay căng thẳng khi phải làm nhiều bài tập về nhà. Xin hỏi bác sĩ, tôi nên làm gì để giúp con giải tỏa tâm lý? Trịnh Thu Hồng (đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội)

Đáp: Để giải tỏa tâm lý cho con trong học tập, điều quan trọng là cha mẹ không nên áp đặt thành tích học tập hoặc kỳ vọng quá cao vì điều này sẽ gây áp lực cho trẻ.

Cha mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào để hướng con đi đúng theo sở thích, đam mê của con. Đặc biệt, đừng cố áp đặt con theo mong muốn của cha mẹ. Người lớn nên dành nhiều thời gian để lắng nghe con, giải thích để con hiểu và dẫn dắt con đi đúng hướng. Tuyệt đối đừng vì bất lực, nóng giận mà nói ra những lời nhục mạ, xúc phạm, thậm chí là bạo hành thân thể, bạo hành tinh thần trẻ. Thay vào đó, hãy động viên, đừng nên phán xét những lỗi sai, những mục tiêu, cố gắng mà trẻ đang hướng đến.

Nhiều trường hợp cha mẹ luôn coi mình là đúng, không biết động viên mà lại áp đặt. Ví dụ như khi con muốn thử làm một điều mới mẻ, thay vì khích lệ thì người cha lại nói “không thành công đâu, làm làm gì mất thời gian, con tập trung học đi”, hay khi con muốn tập thể thao để giảm cân thì lại nhận được phản hồi của cha mẹ là “khó lắm, đừng mất thời gian”... Những điều này làm trẻ hụt hẫng, không cảm nhận được sự tin tưởng, đồng cảm và thấu hiểu từ gia đình. Đây là điều rất không tốt cho sự phát triển của trẻ. Bố mẹ hãy lắng nghe trẻ nhiều hơn.

Khi trẻ đi học trở lại, nhà trường cần tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện với sự quan tâm, đồng hành của giáo viên. Các trường học nên có phòng tư vấn tâm lý để kịp thời nắm bắt, tư vấn, giúp đỡ trẻ khi các em gặp vướng mắc trong cuộc sống.

Thời gian qua có một số vụ trẻ em T* t* khiến nhiều người lo lắng. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến T* t* rất đa dạng nhưng chúng ta có thể đề phòng được bằng cách theo dõi, quan sát một cách tế nhị, có cách xử lý kịp thời, phù hợp dựa trên tình yêu, sự cảm thông, chia sẻ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1030013/bac-si-tai-nha-giam-ap-luc-cang-thang-cho-tre-sau-khi-mac-covid-19)

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát của các nhà khoa học ĐH Columbia ở New York (Mỹ) cho biết khả năng dễ bị trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh do dùng nhiều thực phẩm...
  • Quỹ Newton và Quỹ Wellcome Trust (Anh) đang thông báo mời nộp hồ sơ đề xuất nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y tế tại các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan.
  • Một nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện tại Singapore đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Đây là mảng sức khỏe mới được dư luận nhắc đến nhiều hơn trong những năm gần đây với những kết quả khảo sát đáng chú ý.
  • Hội chứng Prader Willi khiến trẻ đói liên tục, ăn nhiều nên không kiểm soát được trọng lượng và cuối cùng phát sinh béo phì.
  • Mang thai và sinh con để duy trì nòi giống là quy luật tất yếu, là thiên chức của người phụ nữ. Hiện tượng S*nh l* này không những đã gây ra một quá trình biến đổi sinh học – nội tiết ở phụ nữ mà còn là nguồn gốc của những sự thay đổi tâm lý dễ kéo theo những rối loạn sức khỏe tâm thần (RLSKTT).
  • Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội và một số nghiên cứu khác, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 15-17% số học sinh.
  • Ngày sức khỏe Tâm thần thế giới là ngày nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy cuộc thảo luận mở đối với các rối loạn tâm thần và kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ, công tác nâng cao tuyên truyền, chăm sóc, phòng chống và điều trị bệnh tâm thần trên toàn thế giới…
  • Đó là chủ đề của Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay (10/10/2013). Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại chọn chủ đề này và thông điệp của WHO muốn gửi đến nhân dân toàn thế giới nhân ngày này là gì?
  • Khảo sát của các nhà khoa học Anh tại ĐH Y khoa Warwick mới được công bố trên tờ British Medical Journal Open cho thấy mối liên quan giữa việc dùng nhiều rau quả và sự sảng khoái tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY