Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cụ ông suýt mất chân vì tắc động mạch chi

Theo các bác sĩ, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già.

Ông Đ.V.T, 76 tuổi (ở Kim Mã, Hà Nội) có tiền sử bị giãn tĩnh mạch cách đây 2 năm, đã từng điều trị suy giảm tĩnh mạch. Gần đây ông thấy cơn đau tăng lên nên đã lấy bàn tay bóp chân thật chặt để đỡ đau và có cảm giác ổn hơn nên ông cố chịu.

Tuy nhiên mỗi ngày chân ông càng đau hơn, sưng to dần lên. Ông Đ.T.V đến một phòng khám tư thăm khám và được cho uống Thu*c nhưng không đỡ đau, chân phải ngày một nặng nề.

Ngày (4/12), ông t. vào bệnh viện hữu nghị thăm khám và được bác sĩ chỉ định nhập viện. ban đầu, ông được điều trị bảo tồn bằng Thu*c chống đông và giảm đau, tuy nhiên kết quả không khả quan, cục huyết khối kéo dài từ động mạch đùi nông đến động mạch chày trước.

Theo ts.bs bùi long - trưởng khoa tim mạch can thiệp, bv hữu nghị, sau khi thăm khám cho bệnh nhân chúng tôi phát hiện bệnh nhân bị đau và cứng bắp chân sau khi đi lại, do đó chúng tôi nghĩ đến bệnh lý động mạch ngoại biên vì thấy chân phải của bệnh nhân lạnh hơn chân trái, bắt mạch ở khoeo và mu bàn chân thì thấy mạch đập không rõ đo đó đã chỉ định làm siêu âm.

Kết quả chụp dsa cho thấy, bệnh nhân đã tắc hoàn toàn động mạch đùi, từ 1/3 giữa tới bắp chân, huyết khối rất dài. các bác sĩ quyết định dùng phương pháp tái thông các động mạch bị tắc.

Cục máu đông gây tắc mạch máu của bệnh nhân.

Tuy nhiên sau khi xem xét và hội chẩn với khoa chấn thương chỉnh hình các bác sĩ đã quyết định dùng phương pháp phẫu thuật lấy cục máu đông chứ không dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông ra khỏi động mạch. bởi lẽ nếu dùng dụng cụ cơ học hút cục máu đông sẽ làm cho huyết khối bong tróc, gây tắc mạch máu khác.

Ca phẫu thuật được bs. trần cửu long giang – phụ trách khoa ngoại chấn thương chỉnh hình thực hiện. sau 45 phút phẫu thuật đã lấy ra cục huyết khối dài tới hơn 20cm.

Theo bs. giang, ngay sau khi lấy ra cục huyết khối thì mạch khoeo và mạch chày trước của bệnh nhân đã bắt được, tiên lượng sẽ phục hồi lưu lượng máu tới cẳng chân.

“can thiệp xong, tôi thấy chân nóng lên, cơ khớp gối xuống bắt đầu giảm đau rất nhiều trong khi trước đó cơ đau kinh khủng”, cụ ông đ.v.t xúc động chia sẻ.

Hiện, chân bệnh nhân đã hết đau, có thể đi lại bình thường và ông được các bác sĩ tiếp tục điều trị bằng một số Thu*c ngăn ngừa huyết khối tái phát.

Bệnh nhân hiện đã ổn định sức khoẻ.

Theo ts.bs bùi long, bệnh tắc động mạch chi dưới có triệu chứng không rõ ràng nên thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý về cơ xương khớp, bệnh do tuổi già. bệnh lý này thường được phát hiện và chẩn đoán chính xác qua phương pháp can thiệp nội mạch. bệnh thường gặp ở người cao tuổi và những người có các yếu tố nguy cơ như hút Thu*c lá, tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…

Trường hợp của bệnh nhân Đ.V.T rất may mắn được điều trị đúng, kịp thời, bệnh nhân có thể tiến triển đến những biến chứng nặng như hoại tử chi dưới, có trường hợp nặng phải cắt đoạn chi bị tổn thương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cu-ong-suyt-mat-chan-vi-tac-dong-mach-chi-n184231.html)

Tin cùng nội dung

  • Bà tôi vừa đi khám bệnh, phát hiện bị xơ vữa động mạch. Xin hỏi, do đâu bị xơ vữa động mạch?
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu gây thuyên tắc phổi và hội chứng sau tắc tĩnh mạch sâu với tỷ lệ Tu vong cao và để lại nhiều di chứng khó khắc phục.
  • Huyết khối tĩnh mạch là bệnh thường gặp và nguy hiểm nhất của hệ thống tĩnh mạch. Bệnh gây ảnh hưởng tới 5 - 6 triệu người Mỹ mỗi năm.
  • Xuất hiện vết loét sâu ở chân trái khoảng 3 tháng nay đi lại rất khó khăn vì cảm giác đau nhức dữ dội.
  • Huyết khối tĩnh mạch ở các bệnh nhân ung thư đã được mô tả lần đầu tiên bởi Armand Trouseau từ năm 1865. Cơ chế hình thành huyết khối do ung thư rất phức tạp và do nhiều yếu tố gây nên. Điều đáng chú ý là tỷ lệ bệnh nhân ung thư có huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc nhồi máu phổi lên đến 20%.
  • Phình động mạch chủ bụng (abdominal aortic aneurysm - AAA) là tình trạng giãn nở ( phình ) của một phần động mạch chủ trong vùng bụng mà đường kính …
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Viêm động mạch Takayasu là dạng hiếm của các rối loạn viêm mạch máu. Bệnh có thể gây đau ngực, đau tay, cao huyết áp và cuối cùng là suy tim hoặc đột quỵ.
  • Xơ vữa động mạch (atherosclerosis) là bệnh làm động mạch của bạn trở nên cứng và hẹp đi. Thậm chí, động mạch có thể bị tắc hoàn toàn. Động mạch là những mạch máu mang máu từ tim đến những phần còn lại của cơ thể.
  • Nong động mạch cảnh (Carotid angioplasty) là một thủ thuật nhằm mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp để phòng ngừa hay điều trị đột quỵ. Động mạch cảnh là động mạch nằm ở hai bên vùng cổ và là động mạch chính cấp máu cho não. Thủ thuật này liên quan đến việc luồn và bơm phồng một bóng nhỏ để nong và mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY