"em nộp đơn vào một ngân hàng có tiếng ở hà nội theo lời giới thiệu của ba mẹ. vị giám đốc khối trực tiếp phỏng vấn là nhân viên cũ của ba nên em rất tự tin. tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện, cô ấy nói rất tiếc vì vị trí cần tuyển đòi hỏi một người phải hiểu biết cặn kẽ về người dùng thành thị việt nam, đồng thời có các kỹ năng đối thoại và thuyết phục khách hàng tốt hơn nữa", minh anh kể lại.
Trước khi đi phỏng vấn tự tin bao nhiêu, khi trở về nhà, Minh Anh cảm thấy buồn, bẽ bàng, thất vọng bấy nhiều. Buồn cho mình một, cô thương ba mẹ mười bởi họ đã đầu tư và đặt rất nhiều hy vọng vào cô.
Chật vật phỏng vấn thêm nhiều công ty khác nhưng vẫn không tìm được vị trí phù hợp, minh anh quyết định "học" lại bằng cách đăng ký làm thực tập sinh tại một công ty viễn thông. "có lẽ em cần có một thời gian để làm quen trở lại với môi trường trong nước, thích nghi, định hình và tự xem lại bản thân xem mình hợp với cái gì nhất", minh anh chia sẻ.
Có lẽ, những trường hợp như minh anh không phải là ít. theo khảo sát của công ty nhân sự shd, 87% du học sinh về nước sau khi tốt nghiệp gặp khó khăn trong việc hòa nhập và thích nghi với văn hóa cũng như môi trường làm việc tại các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh và việt nam.
Ôm mộng du học trở về với kỳ vọng có việc nhẹ lương cao nhưng cuối cùng họ phải chấp nhận một công việc bình thường với mức lương trung bình hoặc thậm chí còn ít hơn các sinh viên trong nước mới ra trường. nếu bắt nhịp nhanh, một số bạn sẽ sớm tìm được hướng đi và có sự thăng tiến. nhưng không ít người rơi vào khủng hoảng, thất vọng và bất mãn.
Có lẽ chính vì vậy, gần đây, nhiều bạn trẻ ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông đã quyết định chọn du học tại chỗ bằng việc đăng ký xét tuyển vào chương trình đào tạo liên kết giữa các trường đh việt nam và các trường đh danh tiếng khác trên thế giới.
"gần đây, trong các buổi phỏng vấn xét học bổng, tôi có cơ hội nói chuyện với nhiều bạn trẻ. rất nhiều bạn có những chia sẻ rất thú vị về việc lựa chọn du học tại chỗ", ts. nguyễn trung hiển, trưởng phòng công tác học sinh sinh viên, khoa quốc tế - đhqghn cho biết.
"Khi mẹ ngỏ ý muốn em đi du học, em đã từ chối luôn và đề xuất việc học chương trình Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch của Khoa Quốc tế - ĐHQG Hà Nội. Đây là chương trình cử nhân liên kết quốc tế với ĐH TROY (Hoa Kỳ). Như vậy vừa tiết kiêm, vừa được ở gần bố mẹ và em gái, em lại có thêm thời gian để tìm hiểu kỹ về lĩnh vực em luôn yêu thích và có nhiều tiềm năng dù ở bất kỳ đâu", Khánh Ly, sinh viên năm hai cho biết.
Thay vì tốn tiền đi học nước ngoài, cô "vay" bố mẹ 200 triệu đồng và tập kinh doanh thử từ năm thứ 2. Cô mở một cửa hàng thời trang nhỏ và bán online. "Công việc cho doanh thu khá tốt và quan trọng là em có điều kiện thực hành các kiến thức học được ngay", Ly vui vẻ cho biết.
Dù không tốn nhiều tiền, nhưng sinh viên du học tại chỗ vẫn được trải nghiệm môi trường học tập quốc tế. ở khoa quốc tế, đh qg hà nội, các chương trình liên kết với các trường đh uy tín trên thế giới rất đa dạng với nhiều chuyên ngành khác nhau. tại đây, sinh viên vừa có thể theo đuổi lộ trình đào tạo chuẩn quốc tế, vừa được trải nghiệm môi trường văn hóa đa dạng với trên 2.000 sinh viên đến từ 10 quốc gia trên thế giới.
Năm 2020, khoa quốc tế, đhqg hn dành 210 chỉ tiêu cho du học tại chỗ với 3 chuyên ngành gồm quản lý (liên kết với đh keuka – hoa kỳ), quản trị khách sạn, thể thao và du lịch (liên kết với đh troy – hoa kỳ), kế toán và tài chính (liên kết với đh east london - anh). đáng chú ý, sau khi kết thúc năm 2, khi tình hình covid có thể cải thiện hơn, sinh viên vẫn có thể học chuyển tiếp tại nước ngoài nếu muốn trải nghiệm môi trường quốc tế.
Trương Oanh
Chủ đề liên quan:
buổi phỏng vấn chương trình đào tạo cô gái trẻ đa quốc gia đăng ký xét tuyển du học du học sinh gặp khó khăn học sinh khi về kỹ năng đối thoại lời giới thiệu Lương trung bình môi trường làm việc ngành kinh tế thực tập sinh về nước vỡ mộng