Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cuộc chiến chống Covid-19: Khẩn trương, quyết liệt

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành phác đồ điều trị bệnh nhân mắc SARS-CoV-2. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã ký ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh.

Tại đây, Bộ Y tế đánh giá khoảng hơn 80% người mắc Covid-19 chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Bên cạnh đó, khoảng 14% số ca bệnh diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện. Khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp, hội chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến Tu vong.

Theo phác đồ điều trị mới của Bộ Y tế, Tu vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ Tu vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ d-dimer > 1ug/L. Trong khi đó, ở trẻ em, các biểu hiện lâm sàng đa số nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc biểu hiện viêm phổi. Tỷ lệ bệnh nặng, nguy kịch ít gặp hơn ở người lớn.

Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ

So với phác đồ điều trị trước đây, vì tình hình dịch tễ thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam, Bộ Y tế đã thay đổi định nghĩa “ca bệnh nghi ngờ”. Cụ thể, trường hợp bệnh nghi ngờ được xác định bao gồm người bệnh có sốt, viêm đường hô hấp cấp tính và không lý giải được bằng căn nguyên khác và/hoặc có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ có bệnh Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Trường hợp tiếp theo được xác định bệnh nghi ngờ là người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào và tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định Covid-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.

Làm rõ hơn, Bộ Y tế giải thích, “tiếp xúc gần” được hiểu là bao gồm tiếp xúc tại các cơ sở y tế, tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách 2m, sống cùng nhà, cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc, cùng nhóm du lịch, công tác, vui chơi, liên hoan, cuộc họp, di chuyển trên cùng phương tiện với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc Covid-19 trong thời kỳ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, tại phác đồ điều trị mới được ban hành này, Bộ Y tế đã bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, bởi năng lực xét nghiệm của nước ta đã cao hơn so với trước đây.

Tập trung điều trị suy hô hấp

Về mặt điều trị, tại đây, Bộ Y tế hướng dẫn tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu.

Bộ Y tế hướng dẫn theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của XQ phổi để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

Đặc biệt, về các Thu*c kháng virus đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..), do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những Thu*c này trong điều trị Covid-19, nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (bên ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt nam).

Sẽ tập huấn phổ biến về phác đồ điều trị

Tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân sẽ đủ điều kiện ra viện khi cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với virus SARS-CoV-2.

Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm Covid-19.

Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Theo đại diện Bộ Y tế, trong những ngày tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức tập huấn cho bệnh viện các tuyến để phổ biến về phác đồ điều trị này.

Bên cạnh đó, ngoài việc ban hành phác đồ điều trị hoàn thiện, ông Trương Quốc Cường- Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thêm: Hiện nay, Việt Nam có năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 từ 8.000-10.000 mẫu mỗi ngày và đang chuẩn bị các điều kiện để nâng cao năng lực xét nghiệm. Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, ở giai đoạn hiện nay, nước ta đủ trang thiết bị, vật tư y tế để điều trị cho 3.000 người mắc Covid-19.

Bệnh viện Bạch Mai coi như là một ổ dịch

Sáng 26/3, Bộ Y tế cũng công bố thêm ca bệnh mới mắc Covid-19. Tính đến 15h ngày 26/3, trong 24h, Việt Nam ghi nhận thêm 14 trường hợp mắc mới, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của Việt Nam lên 148. Trong số 14 ca mắc mới, có 10 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh và một ca là thầy Thu*c bị lây bệnh từ người đang được điều trị cách ly (11 ca này không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng); 3 ca có thời gian sống trong cộng đồng.

Cũng trong sáng 26/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng thời điểm này Bệnh viện Bạch Mai coi như là một ổ dịch, tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng. Thực tế đã ghi nhận ca bệnh là cán bộ y tế, có 2 ca lây trong bệnh viện, có ca bệnh lây từ người bệnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị người dân hạn chế tối đa đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai mà khám tại địa phương, cán bộ y tế địa phương có thể đến khám tại nhà.

Được biết, tại Bệnh viện Bạch Mai, gần 500 cán bộ y tế, học viên, bệnh nhân, người nhà liên quan đã được cách ly tại 3 khu vực riêng của bệnh viện. Con gái của bệnh nhân 86 cũng đã được xác định nhiễm Covid-19. Bệnh viện đã xây dựng kế hoạch làm xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và gần 1.000 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Bệnh viện đã ngừng hầu hết các hoạt động tái khám, chỉ khám và điều trị những trường hợp cấp cứu hoặc phải điều trị liên tục; đóng cửa Nhà tang lễ bệnh viện... Đồng thời, đang rà soát, xem xét kỹ các bệnh nhân có thể xuất viện và tạm thời chưa cho bệnh nhân đã điều trị khỏi xuất viện.

Đức Trân

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/cuoc-chien-chong-covid-19-khan-truong-quyet-liet-tintuc462506)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY