Khoa học hôm nay

Cuộc sống bí mật của loài mèo

Mèo vốn là loài gia súc sống với người đã lâu. Lúc nào mèo cũng khoan thai, chậm rãi, sang trọng… nhưng nhiều người vẫn hoài nghi, coi mèo như những kẻ đạo đức giả, “nguỵ quân tử”.  Những lúc vắng mặt người, chúng làm gì.

Quan sát cho thấy mèo là loài rất tinh ranh và "hai mặt". Ảnh minh họa.

Để tìm hiểu bản chất của con vật “đáng yêu” (hay “đáng ghét”) này, các nhà khoa học Trường ĐH Georgia (Hoa Kỳ) đã gắn vào dây đeo cổ 60 con mèo sống trong các gia đình thuộc tầng lớp xã hội khác nhau, vùng miền khác nhau những chiếc camera bé xíu, từng giờ từng phút báo cáo cho các nhà khoa học chúng đang ở đâu, làm gì.

Và kết quả là…

Thế ra mỗi tuần một chú mèo nhà trung bình sát hại 2 con vật nhỏ. trong số này, 41% vật hy sinh của loài gia súc vốn ăn thịt này là các loài lưỡng cư (ếch nhái, thằn lằn và rắn), 25% là loài gặm nhấm, 20% là côn trùng và 12% còn lại là chim chóc.

George fenvick, chủ tịch uỷ ban bảo vệ loài lông vũ cho rằng chính mèo là thủ phạm làm giảm số lượng nhiều loài chim muông. biết đâu đây là sự điều chỉnh của thiên nhiên, nói đúng hơn là sự điều chỉnh của luật tiến hoá?

Mèo làm gì với những chiến lợi phẩm thu được? sau khi săn bắt thành công, tuỳ thuộc một phần vào con mồi, 30% bị mèo ăn sống nuốt tươi do bản năng của tổ tiên truyền lại, 49% bị mèo hành hạ một cách tàn nhẫn, thả ra bắt lại, tung hứng chán chê cho đến khi con mồi không thể lết đi được nữa thì vứt đấy, bỏ đi, còn 21% bị mèo cắn ch*t rồi tha về nhà dường như để tâng công với chủ, ra điều nuôi chúng không phải là tốn cơm vô ích.

Nhưng đó chưa phải chuyện tồi tệ nhất. một số mèo không chỉ “thờ” một chủ. chúng được một gia chủ nuôi nấng, thương yêu nhưng đôi khi lại lén sang một gia đình thứ hai để được âu yếm, được nhậu nhẹt, thậm chí còn ngủ đêm lại khiến người chủ thứ hai này cứ tưởng như mèo chỉ thuộc về mình.

Qua camera, các nhà khoa học thấy được cả một câu chuyện: Kẻ hai mặt và giả dối này ứng xử một cách khôn ngoan chẳng khác gì một gã đàn ông trăng hoa lén lút duy trì hai gia đình với hai bà vợ nhưng giấu diếm rất khéo. Chúng biết cách bố trí thời gian chặt chẽ để có mặt được ở cả hai nơi vào những lúc cần xuất hiện và che giấu những lúc vắng mặt của mình.

Nhiều lúc chúng ta không thấy con mèo thân yêu, cứ nghĩ nó đang ngủ, lấy chân rửa mặt hoặc nhìn vơ vẩn qua cửa sổ, đợi chúng ta về, nhưng không, chúng lang thang trên mái nhà hàng xóm, ra phố chơi hoặc đang “thám hiểm” một nơi nào đó.

Thí nghiệm chứng tỏ mèo cũng lêu lổng ra trò. chúng mò mẫm khắp nơi. 20% thường xuyên ra những bãi cỏ, cống thải để rình mồi. 25% ăn thử bất cứ thức ăn độc hại nào, 45% băng qua đường trước mũi xe cộ. các chú mèo có gia đình hẳn hoi tưởng “phẩm hạnh” lắm, thật ra cũng chẳng khác gì mèo hoang, vô gia cư.

1

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/cuoc-song-bi-mat-cua-loai-meo-86298.html

Theo Bảo Châu/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cuoc-song-bi-mat-cua-loai-meo/20210207092322327)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
  • Trẻ nhỏ coi thú nuôi trong nhà như bạn và là một thành viên trong gia đình. Những con chó quấn quýt bên con bạn khi mới ngủ dậy, mừng rỡ đón trẻ đi học về, giúp con bạn cảm thấy vui khi buồn hay khỏe hơn khi mệt mỏi. Do đó, trẻ sẽ rất buồn khi thú nuôi Ch?t do bệnh, già hay T*i n*n. Hãy ở bên và an ủi con bạn khi điều đó xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY