Dáng đẹp hôm nay

Cưới 9 năm không có con, người phụ nữ đi khám mới biết một sự thật không thể ngờ

Một người phụ nữ 30 tuổi ở Ấn Độ lập gia đình được 9 năm nhưng mãi không thấy có con. Cô rất nóng ruột và tới bác sĩ khám phát hiện ra sự thật gây sốc

Cô gái có tên là A Thunmar (tên nhân vật đã thay đổi) sống ở Birbhum, Ấn Độ đã đến Bệnh viện để khám vô sinh và người phụ này đã kết hôn 9 năm nhưng chưa từng mang thai lần nào. Dạo gần đây, cô thường xuyên bị đau bụng và hôm qua là lần đau dữ dội.

Bác sĩ Anupam Dutta khám cho cô và tiến hành các xét nghiệm y tế và vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra nữ bệnh nhân không phải phụ nữ. Các bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ đã mắc Hội chứng không nhạy cảm Androgen - tình trạng một người sinh ra là nam giới, nhưng nhìn về ngoài có dáng vẻ và giọng nói như con gái.

Bác sĩ Anupam Dutta cho biết: "Nhìn bề ngoài, bệnh nhân trông như một phụ nữ. Từ giọng nói, bộ ngực, cơ quan Sinh d*c ngoài, mọi thứ đều là của phụ nữ. Tuy nhiên, bệnh nhân nữ này không hề có tử cung và buồng trứng kể từ khi sinh ra. Đây là một căn bệnh vô cùng hiếm gặp."

Những ngày gần đây người phụ nữ này bị đau bụng dữ dội vì cô ấy bị ung thư tinh hoàn, và do đi khám nên mới phát hiện ra thực chất mình là đàn ông.

Những kết quả kiểm tra cho thấy người phụ nữ này có "*m đ*o mù", nghĩa là cô có nhiễm sắc thể XY chứ không phải XX như của phụ nữ. Hiện, cô đang được hóa trị liệu và có sức khỏe ổn định.

Hội chứng không nhạy cảm Androgen là gì?

Theo các chuyên gia khoa học thì hội chứng không nhạy cảm androgen là một rối loạn di truyền xảy ra trong giai đoạn phát triển các đặc điểm giới tính.

Hiện tại người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nhưng một trong những nguyên do là cơ thể không phản ứng với androgen, hormone làm phát triển giới tính nam.

Khi một đứa trẻ mắc phải hội chứng không nhạy cảm androgen có thể sinh ra với tình trạng không có các cơ quan Sinh d*c hoặc các cơ quan này không phát triển, nên nhìn bề ngoài họ có thể là phụ nữ nhưng thực chất lại là đàn ông, hoặc ngược lại.

Có thể bạn quan tâm

    5 năm không có con, tôi nghe lời mẹ ly hôn để rồi sững sờ ngày gặp lại vợ cũ

  • Kết hôn 8 năm không có con, đi khám người vợ ngã quỵ khi biết sự thật về chồng

  • Hơn 4 năm không có con, tôi ch*t lặng nghe câu khấn của mẹ chồng

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/cuoi-9-nam-khong-co-con-nguoi-phu-nu-di-kham-moi-biet-mot-su-that-khong-the-ngo-20200630135110036.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY