Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Cứu sống bé gái 9 tuổi bị đuối nước, ngưng thở

MangYTe - Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa cứu sống một bé gái 9 tuổi bị đuối nước đồng thời đưa ra cảnh báo về T*i n*n xảy ra với trẻ em trong thời gian nghỉ hè.

Theo đó, trưa 10/8/2020, Khoa Cấp cứu Bệnh viện quận Thủ Đức tiếp nhận trường hợp bé gái T.N.T.V. 9 tuổi bị đuối nước có dấu hiệu thở nhanh, thở co kéo. Bệnh nhi trong tình trạng hoảng loạn, kích động, không ngừng la hét.

Người thân của bé V. cho biết, sáng hôm đó bé V. cùng với 2 anh trai họ được ông nội dẫn đi câu cá. Trong lúc đang chơi đùa, bé B. (bé trai) trượt chân kéo theo bé V. rơi từ thành cầu rớt xuống giữa sông. Thấy vậy, ông nội của bé lập tức tri hô kêu cứu, còn bé trai còn lại thì chạy ngay xuống bờ sông, tìm cách vớt bé V. vào do thấy bé V. đang trôi dạt vào bờ.

Ngay lúc ấy có một anh tài xế chạy ngang cũng vội vàng chạy xuống bờ sông để phụ vớt bé V. lên.

Bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại Đơn vị Hồi sức nhi Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Khoảng 10 phút sau T*i n*n bé V mới được đưa lên bờ trong tình trạng hôn mê không có phản xạ, da tím tái, ngưng thở. Bé được người đi đường ép tim, thổi ngạt, xốc nước đến khi thấy bé ho được thì ông nội bé nhanh chóng chở bé đến bệnh viện gần nhà để cấp cứu. Bé V. được bác sĩ xử trí cấp cứu bằng cách cắt cơn co giật, cho bé thở oxy và nhanh chóng chuyển bé đến Bệnh viện quận Thủ Đức. Về phần bé B. phải đến 30 phút sau T*i n*n mọi người mới tìm thấy thi thể của bé để đưa lên bờ.

Khi nhận được tin từ khoa Cấp Cứu, Bác sĩ trực Đơn vị Hồi sức nhi Bệnh viện quận Thủ Đức đã nhanh chóng có mặt tại khoa Cấp cứu để đón bệnh nhân ngay thời điểm nhập viện.

Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhi kích thích, la hét, thở co kéo, phản xạ với kích thích đau chính xác, đồng tử đều 2 bên, phổi nhiều ran ứ đọng. Bệnh nhân được chụp X-quang cấp cứu và chuyển vào Hồi sức Nhi. Lúc này các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, an thần, thở máy, chống phù não và kháng sinh cho bé. Trong quá trình cấp cứu cho bé, các bác sĩ còn ghi nhận bệnh nhi bị phù nề nhiều vùng thanh môn, sonde dạ dày ra nhiều nước dịch có màu đục chứng tỏ lượng nước mà bé nuốt vào rất nhiều.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bé V. đã qua cơn nguy kịch. Bé được cai máy thở và được đánh giá mức độ tổn thương não do thiếu oxy. Rất may là não bé không bị tổn thương nghiêm trọng mặc dù bé bị ngạt nước trong thời gian dài. Hiện tại bé ổn định, ăn uống và sinh hoạt bình thường, bé tỉnh táo, nhận thức được và có thể trả lời rõ ràng các câu hỏi của bác sĩ.

Sáng 14/8 bé V. đã được chuyển qua khoa Nhi để theo dõi điều trị tiếp và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

BS.CKI Nguyễn Hà Phương – đơn vị Hồi sức nhi Bệnh viện quận Thủ Đức lưu ý: "Mùa hè là khoảng thời gian vui chơi của trẻ chính vì vậy phụ huynh nên lưu ý cho trẻ chơi ở những nơi an toàn, có thể kiểm soát được.

Đồng thời các bậc phụ huynh có con em nhỏ cũng nên trang bị cho mình các kiến thức về sơ cấp cứu đúng cách và kịp thời để hạn chế tối đa những thương tổn cho trẻ khi T*i n*n xảy ra. Như trường hợp trên, rất may thời gian hồi sức của bé ngắn, nếu không bé có thể chịu di chứng nặng nề từ việc tổn thương não thậm chí đe doạ đến cả tính mạng.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho trẻ học bơi hoặc dạy cho trẻ những kỹ năng thiết yếu để có khả năng tự phòng vệ và bảo vệ bản thân trong trường hợp không có người lớn bên cạnh".

Kim Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cuu-song-be-gai-9-tuoi-bi-duoi-nuoc-ngung-tho-20200820093844349.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng tự kỷ (còn gọi là tự bế, tự tỏa) được nhà tâm thần học nổi tiếng Kanner mô tả lần đầu tiên vào năm 1943.
  • Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim hoặc đuối nước, trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim.
  • Bạn có con nhỏ, hãy cẩn thận khi bế và đùa nựng với trẻ. Nếu bạn có thói quen tung hứng, nựng lắc con khi vui đùa hoặc xốc lắc mạnh…, cần thay đổi ngay vì các động tác quá mạnh đối với trẻ nhỏ có thể gây những hậu quả khôn lường cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ.
  • Đột quỵ là một cấp cứu thực sự, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não, không nên nghe theo lời đồn thổi chữa bệnh truyền miệng.
  • Được người xưng là tài xế chiếc xe khách gây T*i n*n đưa đi cấp cứu, song do chấn thương quá nặng, bé Nguyễn Vi Quỳnh, 16 tháng tuổi, nạn nhân trong vụ xe khách tông 7 xe gắn máy, đã không qua được cơn nguy kịch. Bệnh nhi Tu vong lúc 17h15 tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
  • Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng bị hạ đường huyết. Nếu trẻ bị hạ đường huyết mà không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé...
  • Theo truyền thuyết, xác sống thường được miêu tả là những người bị tổn thương não. Theo đó, cách duy nhất để tiêu diệt một thây ma sống là tấn công vào phần đầu hoặc chặt đầu sinh vật đó.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Để giảm thiểu các ca Tu vong đáng tiếc do ch*t đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, một kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên biết đó là hô hấp nhân tạo.
  • Nhóm chuyên gia ở ĐH Princeton Mỹ (UOP) do TS Samuel Wang đứng đầu đã phát hiện thấy tổn thương tiểu não.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY