Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cứu sống bệnh nhân hẹp 3 nhánh mạch vành có nhóm máu hiếm

Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa phẫu thuật thành công trường hợp bệnh nhân hẹp 3 nhánh mạch vành có nhóm máu hiếm bằng kỹ thuật truyền máu hoàn hồi. Ngày 23/11, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.

Bệnh nhân dương văn m. (sinh năm 1964, ngụ tại cần thơ) nhập viện ngày 20/10, trong tình trạng đau ngực trái nhiều. kết quả chụp động mạch vành có cản quang cho thấy, bệnh nhân bị hẹp thân chung, hẹp nặng 3 nhánh động mạch vành. đặc biệt, qua xét nghiệm, nhóm máu bệnh nhân thuộc nhóm máu hiếm o/ rh(-). bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.

rh(-) là nhóm máu hiếm, trong 10.000 người chỉ có 4 - 7 người có cùng nhóm máu rh(-) với người bệnh. nhóm máu rh(-) phổ biến ở người châu âu, rất hiếm ở chủng tộc châu á, nhất là nhóm máu o, rh(-).

sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định phẫu thuật cầu nối chủ - vành (4 cầu) cho bệnh nhân. do bệnh nhân có nhóm máu hiếm nên bên cạnh việc huy động nguồn máu từ bệnh viện huyết học truyền máu cần thơ, các bác sĩ còn sử dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi bằng hệ thống máy cell saver. đây là phương pháp hiện đại, bệnh nhân được truyền lại lượng máu bị mất đi của chính mình trong quá trình phẫu thuật, sau khi máu được xử lý loại bỏ các chất đệm hồng cầu, hemoglobin tự do trong huyết tương, các chất chống đông máu, các yếu tố đông máu, kali ngoại bào…

Ngày 23/11, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô.

theo bác sĩ chuyên khoa ii lâm việt triều – trưởng ê kíp phẫu thuật, truyền máu tự thân có nhiều ưu điểm, như nhanh chóng xử lý lượng máu mất đi nhằm kịp thời truyền lại cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian bù lượng máu mất trong các trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp; không có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm; không bị phản ứng, biến chứng do truyền máu, giảm áp lực cho ngân hàng máu…

bác sĩ nguyễn thị minh thy - trưởng khoa huyết học truyền máu, bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ khuyến cáo, người dân cần quan tâm đến sức khỏe bản thân, động viên người thân xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu của mình. nếu bản thân thuộc nhóm máu hiếm rh (-) nên thông báo với cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt khi truyền máu và chăm sóc thai kỳ; tham gia “câu lạc bộ người có máu hiếm” để chia sẻ thông tin và hỗ trợ hiến máu khi bệnh nhân cần truyền máu.

(TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/benh-vien-bac-si/cuu-song-benh-nhan-hep-3-nhanh-mach-vanh-co-nhom-mau-hiem-20201123211539679.htm)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Ba tôi năm nay 64 tuổi, đang điều trị cao huyết áp 3 năm rồi, hiện giờ huyết áp ổn định. Tuy nhiên, ba tôi hút Thu*c lá đã hơn 30 năm, gần đây ông thỉnh thoảng có cơn đau thắt ở ngực bên trái nên BS khuyên đi chụp CT động mạch vành. Do ba tôi lớn tuổi nên muốn khám dịch vụ cho nhanh. Nhờ Mangyte hướng dẫn những việc cần chuẩn bị, kinh phí, địa chỉ khám… Cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Hưng Thịnh – quận 12, TPHCM)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Nếu bạn cần truyền máu hoặc nếu bạn đang mang thai thì phải làm xét nghiệm để biết nhóm máu của bạn
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con là vấn đề rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi. Hãy bắt đầu chăm sóc tiền sản định kỳ sớm để nhận biết và đối phó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY