Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cứu sống em bé nuốt phải pin, rò khí thực quản

Trong quá trình nội soi, các bác sĩ tìm thấy dị vật viên pin dạng cúc áo đường kính 2,5 cm tại thực quản ngực, cách cung răng 14 cm.

Ngày 31/7, bác sĩ Nguyễn Minh Khôi, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trường hợp bé gái 22 tháng tuổi ho, ở Thái Bình, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng (sốt 39 độ, môi khô, lưỡi bẩn) và suy hô hấp (thở nhanh nông, rút lõm lồng ngực). Kết quả chụp X-quang và CT ngực cho thấy dị vật cản quang hình tròn nằm tại thực quản ngực của trẻ.

Trẻ được hỗ trợ hô hấp bằng oxy mask, dùng kháng sinh và chỉ định phẫu thuật nội soi tiêu hóa, lấy dị vật. Trong quá trình nội soi, các bác sĩ tìm thấy dị vật viên pin dạng cúc áo đường kính 2,5 cm tại thực quản ngực, cách cung răng 14 cm.

Sau phẫu thuật, sức khỏe trẻ tiến triển tốt, 10 ngày sau mổ được rút ống nội khí quản, hình ảnh nội soi hô hấp và chụp thực quản sau mổ cho thấy các đường khâu liền tốt. Hiện, sau 20 ngày phẫu thuật, sức khỏe của trẻ ổn định, ăn uống bình thường, dự kiến trẻ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo bác sĩ Khôi, dị vật sau nuốt phần lớn đều đi qua họng vào ống tiêu hóa, sau đó được đào thải tự nhiên theo phân và không gây ra vấn đề gì cho trẻ.

Tuy nhiên, các loại pin cúc, pin điện thoại thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi... Khi bị han rỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này có thể đi ra ngoài, gây độc hại. Tính gây bỏng, độc niêm mạc đường tiêu hóa khi pin rò rỉ là cực kỳ cao, khó phục hồi về hình thái và chức năng các cơ quan nếu đã tổn thương.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cuu-song-em-be-nuot-phai-pin-ro-khi-thuc-quan-5660003.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY