Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Cứu thai phụ phù não và mất thị lực do tiền sản giật

BV Sản Nhi Bắc Giang đã cứu mẹ và con sản phụ ở tình trạng tiền sản giật.

Thai phụ Trần Thị Phượng đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang sáng ngày 21/6/2021 khi có dấu hiệu chuyển dạ, đau đầu, phù nề toàn thân và mất thị lực.

Người nhà cho biết chị Phượng đã có dấu hiệu phù toàn thân từ tháng thứ 7 thai kỳ. Thầy Thu*c Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng phù to toàn thân, đau đầu, chóng mặt, mất thị lực (không phân biệt được sáng, tối), huyết áp tăng cao 240/120 mmHg, mạch nhanh với tần số 120 lần/phút, Protein niệu tăng cao > 3g/L.

Sản phụ có thai được 38 tuần, đã có dấu hiệu chuyển dạ và từng có tiền sử mổ đẻ cách đây 5 năm.

Chị Phượng ngắm nhìn con yêu trong vòng tay

Với mức huyết áp tăng cao như vậy có thể khiến sản phụ lên cơn sản giật hoặc tai biến mạch máu não bất cứ lúc nào. Vì vậy, các thầy Thu*c Khoa Đẻ đã truyền Thu*c hạ huyết áp tích cực theo đường tĩnh mạch cho sản phụ.

Tuy nhiên khi kiểm tra lại vẫn thấy huyết áp duy trì ở mức cao 180/110 mmHg.

Nhận thấy đây là một trường hợp phức tạp, tính mạng của thai phụ và thai nhi đang lâm vào nguy kịch nên các bác sĩ khoa đẻ đã mời giám đốc bệnh viện lê công tước hội chẩn và thống nhất chẩn đoán sản phụ phượng bị tiền sản giật nặng gây phù não, phù gai thị, đồng thời chỉ định mổ cấp cứu lấy thai để cứu tính mạng 2 mẹ con sản phụ và sẵn sàng các biện pháp hồi sức tích cực sau mổ.

11h30, bé gái 38 tuần thai nặng 2,4 kg được kíp mổ của BS CKII Hoàng Vân Yến- Trưởng Khoa Đẻ và BS CKI Nguyễn Quốc Vỹ - Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức phẫu thuật lấy thai thành công.

Em bé chào đời tuy nhẹ cân nhưng khóc tốt, hồng hào, khỏe mạnh với các chỉ số sinh tồn ổn định và được người nhà đón bé trong niềm hạnh phúc khôn xiết.

Sau cuộc mổ lấy thai thành công, giờ thứ 5 hậu phẫu, sản phụ đã tỉnh tuy nhiên tình trạng của chị Phượng vẫn tiếp tục diễn biến xấu, huyết áp tăng cao ở mức 175/110 mmHg, mắt không nhìn thấy và toàn thân vẫn bị phù to.

Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của BS CKII Lê Công Tước, Giám đốc bệnh viện, sản phụ Phượng tiếp tục được điều trị tại Phòng Hồi sức tích cực của Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức, được truyền Thu*c Nicardipin đường tĩnh mạch để hạ huyết áp, truyền Magne Sulfat để chống phù não và cho sản phụ dùng Thu*c lợi tiểu và bù điện giải theo kết quả xét nghiệm điện giải đồ.

Sau 1 ngày điều trị, nhận thấy tình trạng hồi phục của sản phụ vẫn tiến triển chậm, huyết áp vẫn cao, phù toàn thân và thị lực vẫn chưa được hồi phục, BS CKII Hoàng Vân Yến - Trưởng Khoa Đẻ và BS CKI Nguyễn Quốc Vỹ - Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức đã mời Giám đốc Lê Công Tước tiếp tục hội chẩn và quyết định tiếp tục truyền Nicardipin, Magne Sulfat, truyền bổ sung Albumin để chống phù não và tiếp tục dùng Thu*c lợi tiểu, bù điện giải theo điện giải đồ để duy trì khối lượng tuần hoàn và duy trì lượng nước tiểu qua Sonde đạt hơn 03 lít/24 giờ.

Sau 3 ngày được điều trị tích cực, đến ngày 24/6 sản phụ đã dần phục hồi thị lực, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tiếp xúc tốt và giảm được 7 kg do phù nước trong cơ thể.

1 tuần sau điều trị tích cực, chị Phượng đã hồi phục sức khoẻ và được xuất viện về nhà với gia đình.

Hồi phục sau thời gian dài chăm sóc đặc biệt tại Phòng Hậu phẫu, ngày được ôm con yêu trong vòng tay, chị Phượng nghẹn ngào: Thật sự không thể diễn tả hết được niềm hạnh phúc của em khi con gái chào đời khoẻ mạnh và thị lực của em cũng hồi phục hoàn toàn.

Nhớ lại buổi sáng hôm ấy khi tỉnh dậy và không còn nhìn thấy gì nữa mà em vẫn cảm thấy sợ hãi. Mang thai được 7 tháng là em đã thấy có hiện tượng phù chân rồi, sau đó là phù tay và phù cả mắt.

Tình hình dịch bệnh căng thẳng nên em cũng ít đi khám thai, em chỉ nghĩ bị phù nề là hiện tượng bình thường ở những tháng cuối thai kỳ chứ không biết rằng đó là 1 trong những dấu hiệu nguy hiểm của tiền sản giật.

Nhờ thầy Thu*c của bệnh viện cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực mà mẹ con em đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Ttưt. bs ckii lê công tước, giám đốc bệnh viện sản nhi bắc giang - người trực tiếp chỉ đạo điều trị nội khoa tích cực giúp sản phụ phượng thoát khỏi nguy kịch cho biết: tiền sản giật nặng là bệnh lý sản khoa vô cùng nguy hiểm với sức khỏe của mẹ và thai nhi. thậm chí, có thể khiến mẹ và thai nhi Tu vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. 

Tiền sản giật thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ với 3 dấu hiệu chính là: phù, tăng huyết áp và protein niệu. tại bệnh viện sản nhi bắc giang, các bác sỹ đã cấp cứu, điều trị thành công rất nhiều trường hợp bị tiền sản giật nặng, tiền sản giật gây biến chứng phù phổi cấp, hội chứng hellp hoặc giảm thị lực… nhưng tiền sản giật nặng, phù gai thị tới mức khiến mất thị lực hoàn toàn, không phân biệt được sáng tối thì đây là trường hợp đầu tiên bệnh viện tiếp nhận điều trị.

Trong trường hợp này, việc đầu tiên là phải đình chỉ thai nghén kịp thời để cứu mẹ và bé. Bên cạnh đó, việc điều trị nội khoa đúng phương pháp sau cuộc phẫu thuật cũng giữ vai trò rất quan trọng giúp bệnh nhân có thể hồi phục sức khoẻ hoàn toàn.

Bởi nếu không điều trị đúng phương pháp thì sản phụ sẽ tiếp tục lên cơn sản giật, có thể để lại di chứng nặng nề do tổn thương não hoặc mất thị lực vĩnh viễn và trường hợp xấu nhất là không thể qua khỏi”.

Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang Lê Công Tước khuyến cáo: Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ có bệnh lý về thận, tiểu đường, tăng huyết áp, basedow, béo phì cần được quản lý thai nghén tại bệnh viện bởi các thầy Thu*c sản khoa để phát hiện sớm và điều trị tiền sản giật, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Khám thai không chỉ là siêu âm đơn thuần mà sản phụ phải được khám toàn diện, theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu khi cần thiết cũng như tư vấn về dinh dưỡng… để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhất.

Nếu phát hiện bị tiền sản giật hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác thì thai phụ sẽ được nhập viện điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Hiền Chúc (BV Sản Nhi Bắc Giang)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cuu-thai-phu-phu-nao-va-mat-thi-luc-do-tien-san-giat-n196383.html)

Chủ đề liên quan:

tiền sản giật

Tin cùng nội dung

  • Bà mẹ mang thai bị suy giáp có thể dẫn đến thiếu máu, đau yếu cơ, suy tim, chậm chạp, táo bón. Nếu nhẹ, thường các biểu hiện không có gì đặc biệt nên khó nhận biết. Thai phụ vẫn sinh nở bình thường.
  • Ngày 4/9, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ cho biết êkip bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện đã phẫu thuật cứu sống sản phụ mang thai đôi gần 37 tuần, bị bệnh sốt xuất huyết và có dấu hiệu tiền sản giật.
  • Nhu cầu sử dụng chất sắt ở phụ nữ mang thai tăng cao, nếu thiếu sắt sẽ làm cho thai phụ dễ bị sinh non.
  • Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng...
  • Phụ nữ đang mang thai cần cảnh giác với những dấu hiệu bất thường dưới đây vì chúng có thể là là dấu hiệu cho biết thai bất ổn hoặc bạn đang mắc một bệnh gì đó trong thai kì.
  • Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng...
  • Tăng huyết áp (THA) khi mang thai là một bệnh lý nguy hiểm và cũng là nguyên nhân gây ra các biến chứng, thậm chí Tu vong cho cả mẹ và thai nhi.
  • Trong những thập kỷ trước, việc chăm sóc thai phụ chỉ chú trọng vào lúc chuyển dạ sinh, thường rất coi nhẹ trong lúc mang thai. Do vậy, tỉ lệ Tu vong mẹ và thai nhi cao.
  • Tiền sản giật – sản giật là hai thuật ngữ mô tả bệnh lý trong thai kỳ xảy ra bởi huyết áp tăng cao, tiểu đạm và phù. Đây là một trong 5 tai biến sản khoa gây ra biến chứng Tu vong mẹ và con với tỉ lệ cao.
  • Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY