Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Đà Nẵng sẵn sàng các phương án ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

(PetroTimes) - Ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam vừa được ghi nhận tại TP HCM vào ngày 3/10. Sở Y tế Đà Nẵng lập tức giao cho Bệnh viện Đà Nẵng lên các phương án nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Tính đến ngày 11/10/2022, toàn thế giới có 71,408 người mắc bệnh đậu mùa khỉ với 26 ca tử vong đã được ghi nhận (theo thống kê của tổ chức y tế thế giới - who). việt nam đã ghi nhận ca mắc bệnh đầu tiên tại tp hcm sau khi bệnh nhân này từ dubai trở về nước. bệnh nhân là nữ phát bệnh từ ngày 18/9 với các triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, ho và người xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt. sau khi ghi nhận, đà nẵng đã lập tức triển khai các phương án ứng phó với căn bệnh được who công bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.

Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đà Nẵng sẽ chịu trách nhiệm khám sàng lọc và thu dung, điều trị nếu gặp các trường hợp bệnh nhân có các dấu hiệu của đậu mùa khỉ.

Tương tự covid-19, khi nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, bệnh viện đà nẵng sẽ đưa người bệnh lên khoa y học nhiệt đới làm nơi xét nghiệm, thu dung và điều trị. nguồn nhân lực chịu trách nhiệm chữa trị trước mắt từ khoa y học nhiệt đới và sẽ điều động nhân lực từ các khoa khác khi cần.

Ông nguyễn thành trung - phó giám đốc bệnh viện đà nẵng cho biết, đơn vị được sở y tế đà nẵng giao nhiệm vụ thu dung, điều trị các bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ trong giai đoạn đầu, nhất là khi vừa nhập cảnh vào việt nam. khoa cấp cứu và y học nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm thu dung điều trị.

“Khoa Cấp cứu khi có bệnh nhân vào mà có yếu tố nghi ngờ khi có các triệu chứng như sốt, phát ban… giống dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, sẽ được đưa vào khu cách ly của khoa Cấp cứu để khám sàng lọc, sau đó xét nghiệm và chuyển qua khoa Y học Nhiệt đới để thu dung điều trị người bệnh”, ông Trung nói.

Tương tự Covid-19, bệnh viện Đà Nẵng sẽ sử dụng buồng cách ly để xét nghiệm, cách ly các trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là các ca bệnh nhập cảnh.

Bệnh viện đà nẵng còn thực hiện việc tăng cường thăm khám toàn diện, khai thác đầy đủ tiền sử, bệnh sử nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhất là người nhập cảnh. đơn vị giao cho các khoa lâm sàng, nhất là khoa khám bệnh, chủ động phát hiện các ca nghi ngờ dựa vào định nghĩa, dấu hiệu của đậu mùa khỉ.

Để chủ động trong phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, sở y tế đà nẵng cũng đã xây dưng 3 tình huống nhằm kịp thời xử lý, ngăn chặn lây lan ra cộng đồng. cụ thể, 3 tình huống bao gồm chưa ghi nhận ca bệnh tại thành phố; xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào thành phố và tình huống 3 là dịch lây lan trong cộng đồng.

Theo đó, tình huống dịch lây lan trong cộng đồng sẽ lập tức được tổ chức khoanh vùng dịch, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh rộng tãi, bắt buộc đối với toàn bộ dân cư trong khu vực ổ dịch. Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn bị y tế, các đội chống dịch cơ động hỗ trợ, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm từng ổ dịch đậu mùa khỉ.

Lực lượng y tế Bệnh viện Đà Nẵng luôn sẵn sàng ứng phó với dịch đậu mùa khỉ (ảnh minh họa).

Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố đà nẵng khuyến cáo người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, nên sử dụng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời và chủ động tự cách ly.

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ, bênh nhân sẽ có các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Cơ thể sau đó sẽ xuất hiện phát ban, có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.

Bệnh thường được lây từ động vật sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, hoặc các tổn thương ở da hoặc niêm mạc của động vật bị nhiễm bệnh. Việc lây truyền từ người sang người có thể do tiếp xúc gần với dịch tiết đường hô hấp, tổn thương da của người bị bệnh hoặc các đồ vật mới bị nhiễm virus. Ngoài ra, đậu mùa khỉ còn có thể lây qua giọt bắn đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp lâu dài.

Nguyên Mạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/da-nang-san-sang-cac-phuong-an-ung-pho-benh-dau-mua-khi-668475.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY