Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đà Nẵng thông tin về lịch trình di chuyển của ca COVID-19 thứ 122

(MangYTe) - Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng vừa thông tin về kết quả điều tra, giám sát, xử lý trường hợp bệnh nhân COVID-19 thứ 122 (bệnh nhân thứ 5 tại TP Đà Nẵng).

Theo đó, bệnh nhân T.T.O nhiễm COVID-19 thứ 122 là nữ, 24 tuổi, nhân viên quán rượu tại Bangkok - Thái Lan, có quốc tịch Việt Nam (địa chỉ tại thôn Lương Hội, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Bệnh nhân là nhân viên quán rượu tại Bangkok - Thái Lan, có tiếp xúc với nhiều người khách du lịch và người địa phương không đeo khẩu trang.

Ngày 17/3, bệnh nhân có đến quán bar ở Bangkok thăm bạn tên N.T.H (quê quán Nghi Thiết - Nghi Lộc - Nghệ An; hiện người này đang được cách ly tại Hương Sơn - Hà Tĩnh).

Ngày 20/3, bệnh nhân đi xe taxi đến Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi - Thái Lan, 11h trưa cùng ngày bệnh nhân lên chuyến bay số hiệu TG947 (ghế 20D) về đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng lúc 12h20 cùng ngày.

Tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng, bệnh nhân thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát và khai báo y tế theo quy định áp dụng đối với tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ nước ngoài.

Theo quy định, tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam từ nước ngoài được tổ chức cách ly tập trung. Lúc 14h ngày 20/3, bệnh nhân được xe cách ly của Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đưa đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng - Quân khu 5 (ở phòng số 17) và được lấy mẫu theo quy định.

Ngày 22/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time-PCR lúc 21h30 ngày 22/3 dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Về quá trình tiếp nhận bệnh nhân tại sân bay, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 TP Đà Nẵng cho biết, ngày 20/3 sau khi nhận được thông tin chuyến bay số hiệu TG947 (trên chuyến bay có bệnh nhân) sẽ từ Thái Lan về đến sân bay Quốc tế Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu sân bay đã phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, lực lượng kiểm dịch viên, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để kiểm tra, giám sát y tế, tiến hành cách ly tập trung tất cả các hành khách trên chuyến bay. Trên chuyến bay có tổng cộng 150 người, kể cả phi hành đoàn (143 người Việt Nam được cách ly tập trung, 7 người nước ngoài đã quay trở về nước).

Tất cả các hành khách trên chuyến bay và đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ tại cửa khẩu sân bay đều mang khẩu trang và trang phục bảo hộ đúng quy định.

Bệnh nhân và toàn bộ hành khách trên chuyến bay đều mang khẩu trang khi lên xe của Bộ Chỉ huy Quân sự để đến Trung tâm Giáo dục quốc phòng - Quân khu 5 để thực hiện cách ly tập trung.

Ngày 22/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã tiến hành lấy mẫu theo quy định đối với 63 người nhập cảnh ngày 20/3 trên chuyến bay TG947 (trong đó có bệnh nhân) nêu trên đang được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung Trung tâm Giáo dục quốc phòng.

Kết quả xét nghiệm: 62 mẫu bệnh phẩm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 (trong đó có 29 người ở cùng phòng với bệnh nhân) và 1 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (bệnh nhân - đã nêu trên)

Ngay sau khi nhận được kết quả xét nghiệm của bệnh nhân vào lúc 21h30 ngày 22/3, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Y tế quận Hải Châu phối hợp với Trung tâm Giáo dục quốc phòng cách ly bệnh nhân tại phòng riêng, không để bệnh nhân tiếp tục tiếp xúc với người khác tại cơ sở cách ly tập trung. Sau đó, vận chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu đến cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, lập danh sách những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân, bao gồm: 142 người trên cùng chuyến bay TG947 với bệnh nhân, cụ thể 8 người bạn nữ ở cùng phòng và 9 người bạn nam (tổng cộng 17 người) có tiếp xúc gần với bệnh nhân trên máy bay, trên xe vận chuyển về cơ sở cách ly tập trung và tại cơ sở cách ly tập trung với bệnh nhân tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng: đã được chuyển cách ly y tế tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.

21 người bạn ở cùng phòng với bệnh nhân và 104 người còn lại (tổng cộng 125 người) trên cùng chuyến bay TG947 với bệnh nhân: đã được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung theo quy định (có sự giám sát chặt chẽ của lực lượng quân đội và cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe hằng ngày), hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và áp dụng các biện pháp bảo hộ, luôn đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không thực sự cần thiết.

Đồng thời, xử lý hóa chất diệt khuẩn tại khu vực bệnh nhân được cách ly và các khu vực liên quan tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng.

Được biết, tính đến ngày 23/3, tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng – Quân khu 5 có 443 người đang được cách ly y tế tập trung (kể cả 17 người đã được chuyển cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang). Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm 62 trường hợp, kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (như đã nêu trên). Trong ngày 23/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm hết 381 trường hợp còn lại và đang chờ kết quả xét nghiệm.

BM

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/da-nang-thong-tin-ve-lich-trinh-di-chuyen-cua-ca-covid-19-thu-122-20200324090458894.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY