Một nghiên cứu mới nhất mang tính đột phá về cách điều trị Zika đã khiến những phụ nữ mang thai cũng như trẻ em có mẹ bị nhiễm virus Zika phần nào cảm thấy bớt lo lắng hơn về ảnh hưởng của loại virus nguy hiểm này.
Được biết, phương pháp điều trị này có nguồn gốc từ kháng thể lấy từ máu của những người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm virus Zika. Khi được thử nghiệm thực hiện trên những con chuột mang thai cho thấy hiệu quả điều trị rất tốt, giúp giảm mức độ virus trong các chuột mẹ và bảo vệ chuột con khỏi sự tàn phá của virus Zika. Theo Health đưa tin.
TS Michael Diamond đến từ Đại học Washington (Mỹ) đại diện nhóm nghiên cứu nói: “Đây là bằng chứng cơ bản cho thấy cá thể nhiễm virus Zika khi mang thai có thể điều trị, ít nhất là ở chuột".
Mặc dù mới chỉ tiến hành thử nghiệm trên động vật nhưng kết quả cho thấy sau khi được tiêm kháng thể thì số lượng virus ở chuột mẹ giảm xuống rõ rệt, đồng thời chuột con trong bụng cũng được bảo vệ khỏi tác hại ghê gớm của virus Zika. Báo VnExpress đưa tin.
TS James Crowe, Đại học Y Vanderbilt, đồng tác giả nghiên cứu nói nói ông và các đồng nghiệp dự định sẽ tiếp tục phát triển công trình nghiên cứu, tiến tới việc cấp phép sản phẩm kháng thể trên cho mục đích thương mại. Nhóm nghiên cứu tin rằng, công trình nghiên cứu này đã sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm trên người trong vòng từ 9 đến 12 tháng tới.
Trong buổi làm việc với UBND TPHCM và các sở ban ngành ngày 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay để đối phó với dịch Zika bùng phát, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất vẫn là diệt muỗi và diệt loăng quăng. Bộ trưởng đã đề nghị thành phố huy động thêm lực lượng học sinh, sinh viên làm vệ sinh môi trường, thu gom những vật dụng phế thải gây tồn đọng nước và diệt tất cả các ổ loăng quăng... Bên cạnh đó, giám sát những điểm có chỉ số muỗi cao; tiến hành phun diệt muỗi...
“Quan trọng nhất vẫn là ý thức phòng chống dịch bệnh của cộng đồng, cần phải tuyên truyền cho người dân để cùng phối hợp với ngành y tế trong việc diệt muỗi diệt loăng quăng; phạt những đơn vị để tồn lưu vật liệu phế thải tạo điều kiện cho loăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh. Báo TTXVN đưa tin.
Bộ trưởng đã đề nghị thành phố huy động thêm lực lượng học sinh, sinh viên làm vệ sinh môi trường, thu gom những vật dụng phế thải gây tồn đọng nước và diệt tất cả các ổ loăng quăng... Bên cạnh đó, giám sát những điểm có chỉ số muỗi cao; tiến hành phun diệt muỗi...
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng của virus Zika cách điều trị cách điều trị virus Zika điều trị tác hại của virus zika virus zika