Khoa học hôm nay

Đá trời tìm thấy ở châu Phi chứa bí ẩn của sao Hỏa

(MangYTe) - Các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng mới về nước trên sao Hỏa khi phân tích mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.

Nwa 7533, nặng 84 gram là mảnh vỡ của một thiên thạch khi nó đi vào bầu khí quyển của trái đất cách đây 8 năm. 

Sau khi phân tích thành phần khoáng chất của NWA 7533, các chuyên gia nhận thấy dấu hiệu oxy hóa vốn là đặc tính của nước. 

NWA 7533 là mẫu đất đá lâu đời nhất từ sao Hỏa được tìm thấy cho đến nay. (Ảnh: Daily Mail)

"quá trình oxy hóa có thể xảy ra nếu nước hiện diện trên bề mặt sao hỏa cách đây 4,4 tỷ năm trong thời gian vụ va chạm làm tan chảy một phần lớp vỏ. phân tích của chúng tôi cũng cho thấy vụ va chạm như vậy sẽ giải phóng rất nhiều hydro, góp phần vào sự nóng lên của sao hỏa vào thời điểm hành tinh này đã có bầu khí quyển dày đặc, cách nhiệt bằng carbon dioxide", giáo sư takashi mikuchi tới từ đại học tổng hợp tokyo nói.

Phát hiện này cho thấy nước tồn tại trên sao Hoa sớm hơn 700.000 năm so với mốc thiết lập trước đây.

Nwa 7533 được tìm thấy ở sa mạc sahara, tây bắc châu phi năm 2012. 

Vào thời điểm đó, giáo sư munir humayun của đại học bang florida, cho biết nwa 7533 - mẫu đất đá lâu đời nhất từ sao hỏa - được tìm thấy cho đến nay sẽ chứa nhiều thông tin về sự sống của hành tinh đỏ.

Thêm thông tin

Kỳ lạ thiên thạch 'tạt' qua Trái đất rồi trở lại không gian

15:01 29/09/2020 0

Thiên thạch vận chuyển 'sự sống' từ Trái đất lên sao Kim?

06:34 29/09/2020 0
Diệu Hoa (Nguồn: Sputnik)

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/da-troi-tim-thay-o-chau-phi-chua-bi-an-cua-sao-hoa-ar578198.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY