Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Đại Học Y Johns Hopkin, Mỹ đã tìm ra chất ngăn ngừa ung thư

Cứ 3,5 phút trôi qua lại có một người mắc mới ung thư tại Việt Nam và 200.000 người ch*t vì ung thư mỗi ngày/thế giới. Không chỉ làm hao tốn rất nhiều tiền bạc mà còn đem đến nỗi đau tột cùng cho người bệnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cho dù bạn đang rất sợ và cố gắng để tránh ung thư nhưng đều chưa có giải pháp an tâm vì đa số chúng ta đều thiếu một thứ Thu*c giải rất mạnh mẽ đó là: Kiến thức.
Loại “Thu*c” giúp phòng chống ung thư hiệu quả chúng ta chưa biết!

Cũng như các bạn ngay khi đọc tiêu đề bài viết sẽ có suy nghĩ “sống ch*t tại số, một khi ung thư đã ghé thăm thì chúng ta chẳng thể chống lại”. Và cách đây 56 năm, tại trường Đại học Y Johns Hopkin, Giáo sư Paul Talalay đã bị cười và chế giễu khi nghe nói đến “phòng chống ung thư” từ nhiều đồng nghiệp của ông. “Ung thư không phải là một căn bệnh có thể phòng ngừa trong mắt họ”, GS.P. Talalay nói.

Các nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy, những người ăn nhiều trái cây và rau quả có tỷ lệ ung thư thấp (hoa quả không tẩm chất độc như hiện nay). Đồng thời, GS. P. Talalay đã tiến hành các nghiên cứu cho thấy bản thân tế bào chúng ta có một hệ thống các enzyme đóng vai trò như một hàng rào nội sinh chống lại sự tàn phá của các tác nhân gây ung thư. Các tác nhân ấy chính là độc tố nội sinh của cơ thể, được sản sinh khi cơ thể tiếp nhận và bị tích tụ một lượng lớn các độc tố từ thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm…. Lý giải việc 70-80% ung thư được gây ra từ thực phẩm bẩn và ô nhiễm môi trường.

Từ đó, GS.P.Talalay đưa ra giả thuyết rằng có một số hoạt chất trong trái cây và rau quả có khả năng làm tăng hoạt động của các enzyme này. Phòng thí nghiệm nơi ông làm việc đã có một bước đột phá vào năm 1991, sau hơn 20 năm nghiên cứu các phương pháp phòng chống ung thư hiệu quả.

Khi họ phát hiện ra hợp chất sulforaphane (SFN)- có nhiều trong các loại rau họ cải, đặc biệt là bông cải xanh, có khả năng kích hoạt biểu hiện của gần 200 loại gen quy định hoạt tính của các enzyme. Thông thường, các enzyme này chỉ làm việc với 40% công suất, sulforaphane đã kích hoạt công suất của các enzyme này lên một cấp độ cao hơn rất nhiều lần.

Các nghiên cứu sau này phát hiện ra rằng, trong hạt mầm bông cải xanh, hàm lượng sulforaphane cao gấp từ 20-50 lần bông cải xanh trưởng thành, nếu sử dụng loại hạt này mầm 3 ngày tuổi. Phát hiện này đã được đăng trên tờ tạp chí New York Time năm 1997 và tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu về hạt mầm bông cải xanh vì không thể đáp ứng nhu cầu tăng cao đột ngột.

GS. P. Talalay đã công bố hơn 250 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín quốc tế, ông được coi là người đi tiên phong trong cuộc chiến phòng chống ung thư. Ngày càng có nhiều công nhận rằng việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh mãn tính khác phải trở thành một chiến lược trung tâm trong quản lý y tế.

Các công bố của GS. Paul Talalay đã làm tăng lượng tiêu thụ mầm bông cải xanh trên toàn thế giới lên gấp 2 lần. Ông thường nói đùa: “Nỗi sợ hãi lớn nhất của tôi là người ta sẽ khắc lên mộ tôi dòng chữ: Người đã làm bông cải xanh trở nên nổi tiếng”.

Vậy ăn bao nhiêu bông cải xanh để không bị ung thư?

Đó là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi họ bắt đầu quan tâm bông cải xanh. Các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkin đã làm thí nghiệm và thấy rằng, SFN trong bông cải xanh rất không bền với nhiệt, dễ bị phân hủy trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Có nghĩa khi được nấu chín khi ăn, sức nóng sẽ phá hủy enzyme, khiến hàm lượng sulforaphane hấp thụ trong cơ thể là rất ít (5-10%). Do đó, để bổ sung hoạt chất chống ung thư này, bạn phải ăn sống bông cải xanh với lượng khoảng 30mg SFN (tương đương khoảng 3.4 kg bông cải xanh trưởng thành/ngày). Với số lượng lớn như vậy ăn hàng ngày là điều không tưởng, thậm chí nguồn gốc bông cải xanh ở Việt Nam không rõ ràng, ăn nhiều còn rước thêm độc tố vào người.

Rất may, các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkin (Hoa Kì) đã nghiên cứu và tìm ra cách chiết xuất SFN bằng công nghệ ép lạnh siêu tới hạn, giúp giữ nguyên được hoạt tính và hàm lượng cao nhất. Hiện đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì, có tên thương mại là BroccoRaphanin. Để có thể ứng dụng vào sản xuất dạng viên giúp bổ sung hàng ngày một cách dễ dàng.

Có tới 1425 nghiên cứu được công bố trên trang thư viện Y học Quốc gia Hoa Kì cho thấy SFN trong BroccoRaphanin có khả năng thải độc và ngăn ngừa ung thư (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=sulforaphane). Và hơn 15.000 hiển thị tìm kiếm trên mạng google nói về chủ đề này trong 0,4 giây. BroccoRaphanin được các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) chứng minh qua hàng loạt công trình nghiên cứu và trở thành nguồn nguyên liệu quý được FDA chứng nhận và Tập đoàn Frutarom Thụy Sĩ phân phối (top 5 tập đoàn phân phối nguyên liệu ngành dược phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới).

Để có được BroccoRaphanin tốt nhất, các nhà khoa học phải qua quá trình chọn lọc một cách tự nhiên suốt 7 năm, mới tìm ra được loài bông cải xanh cho hàm lượng hoạt chất chống ung thư cao nhất và mang ra trồng trên các cánh đồng theo một quy trình nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn Hữu cơ (Organic food). Hoạt chất này đã được hơn 20 quốc gia, trong đó, Việt Nam có Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI ứng dụng sản xuất sản phẩm thải độc tế bào chuyên biệt.

Theo tạp chí the Nuttrition, chỉ cần bổ sung 300mg BrcoccoRaphanin có trong sản phẩm thải độc cơ thể cấp độ tế bào này, cơ thể sẽ tự sản sinh lượng Glutathione lên 240% đồng thời tăng enzyme có khả năng thúc đẩy sự gắn kết và đào thải độc tố của Glutathione lên 8,1 lần. Hoạt chất làm tăng khả năng thải độc cấp tế bào lên nhiều lần, tránh nguy cơ nhiễm độc tế bào, ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/dai-hoc-y-johns-hopkin-my-da-tim-ra-chat-ngan-ngua-ung-thu-n121990.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY