Tâm linh hôm nay

Đại lễ Vu lan Báo hiếu 2019: Không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền

Mới đây, ngày 18/7/2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ra thông tư số 223/TT-HĐTS về việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL.2019 trang nghiêm và ý nghĩa, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Thông tư do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN ký, gửi tới Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, gồm 4 điểm.

Thứ nhất, về thời gian tổ chức, từ ngày mùng 1 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch (có thể kéo dài trong tháng 7 âm lịch).

Bài liên quan

Cách cúng lễ Vu Lan báo hiếu theo đúng tinh thần của đạo Phật

Thứ hai, về địa điểm tổ chức, tại các cơ sở thờ tự của GHPGVN, các nơi công cộng (khi được sự chấp thuận của các cấp chính quyền), tư gia... Thông tư cũng lưu ý việc tổ chức Đại lễ không làm ảnh hưởng tới giao thông, sinh hoạt chung của cộng đồng.

Thứ ba, thông tư hướng dẫn các nội dung tổ chức Đại lễ, trong đó GHPGVN đề nghị không đốt, cúng vàng mã, thay vào đó nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người nghèo khổ để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu tổ tiên và cha mẹ.

Đặc biệt năm nay, GHPGVN yêu cầu các cơ sở thờ tự "không tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp chính pháp, với nghi lễ truyền thống".

Thứ tư, về tổ chức thực hiện, vì sự trang nghiêm và ý nghĩa của Đại lễ Vu lan Báo hiếu, GHPGVN đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành phố quán triệt nội dung thông tư đến các cơ sở Tự viện, toàn thể Tăng Ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử nghiêm túc thực hiện.

“Rõ ràng việc người còn sống đốt vàng mã cho người đã khuất chẳng khác nào luôn nghĩ rằng người khuất đã về cảnh giới khổ đau. Trong giáo lý nhà Phật không dạy như vậy. Chính vì thế, mùa Vu Lan, tất cả các tăng ni, Phật tử đều giải thích cho người dân nếu hiếu kính với cha mẹ thì chỉ cần hương hoa lễ Phật, làm việc thiện và con cháu họp mặt nhau lại để cùng cầu nguyện cho người đã mất siêu thoát. Đốt vàng mã vừa tốn kém tiền bạc, lại có thể sinh ra hỏa hoạn và nhạo báng cuộc sống của người quá cố. Tôi từng thấy không ít người ra thành phố, để cha mẹ ở nông thôn cơm niêu, nước lọ nhưng khi cha mẹ mất thì cúng lễ linh đình lắm. Vô hình trung, đã không đối tốt với cha mẹ lúc sống, lại không cung kính, hiếu thảo khi họ đã về thế giới bên kia" - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN.

Dưới đây là thông tin chi tiết của thông tư: 

BBT

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/dai-le-vu-lan-bao-hieu-2019-khong-dot-vang-ma-khong-cung-le-thu-tien-d35993.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) Trong cuộc đời này, bất kể là từng yêu ai hay từng được ai yêu cũng không thể có thứ tình cảm nào lớn lao, mạnh mẽ và sâu sắc như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tấm lòng ấy con cái hiểu rõ và để đáp lại 12 chòm sao hiếu thảo cũng có những hành động cực kì dễ thương dành cho đấng sinh thành của mình đấy. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, hãy cũng xem qua nhé!
  • Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.
  • Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.
  • Phật dạy: Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.
  • Những tháng cuối năm, người dân sẽ đi lễ tạ nhiều hơn, đồng thời đây đang là cao điểm mùa khô tại miền Bắc và nhiều địa phương trên cả nước.
  • Một vòi rồng bất ngờ quét qua nghĩa trang ở Trung Quốc khi những người đi tảo mộ tập trung để tưởng niệm người ch*t.
  • Tiền với cô ấy quá lớn. Cô ấy không cho tôi thực hiện trách nhiệm của người con trai trưởng trong gia đình, báo hiếu cha mẹ.
  • Những con vật như chim, cá được người dân mua về để phóng sinh mùa Vu Lan Báo Hiếu nhưng đều đi vào cửa tử.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY