Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Đắk Lắk thêm 3 ca bạch hầu, Bình Phước chỉ đạo khẩn phòng chống dịch

MangYTe - Ngày 14-7, thông tin từ ngành y tế Đắk Lắk cho biết tỉnh này vừa ghi nhận 3 ca bệnh dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh nhân mắc bạch hầu được cách ly điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cư M’gar,Đắk Lắk - Ảnh: TTXVN phát

Cụ thể, tại huyện Cư M’gar ghi nhận một trường hợp, bệnh nhân là Y.K.K. (nam, sinh năm 2016), trú buôn Bling, xã Cư M’gar, khởi phát bệnh vào ngày 10-7 với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, đau họng. Ngày 13-7, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây nguyên. Ngày 14-7, kết quả dương tính với vi khuẩn bạch hầu.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, bệnh nhân có tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu nhưng tiêm không đủ mũi. Trước và trong thời gian mắc bệnh, cháu bé không đi đâu xa, không tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, xung quanh khu vực cháu bé sinh sống không có trường hợp mắc bệnh tương tự.

Cũng trong ngày 14-7, huyện M’Đrắk ghi nhận thêm 2 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại xã Cư Króa, nâng tổng số ca mắc ở huyện đến thời điểm này lên 4 trường hợp.

Trước đó vào ngày 11-7, tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk đã ghi nhận 2 bệnh nhân mắc bạch hầu.

Như vậy, tính đến chiều 14-7, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu. Trong đó, huyện M’Đrắk có 4 ca, huyện Lắk 1 ca và huyện Cư M’gar 1 ca.

Ông Nay Phi La - giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết ngay sau khi phát hiện các ca mắc bạch hầu, ngành y tế Đắk Lắk đã tổ chức điều tra dịch tễ tại các địa phương có ca bệnh, lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu những người tiếp xúc gần ca bệnh và phun Thu*c khử khuẩn tại khu vực sinh sống của các bệnh nhân.

Chiều 14-7, Sở Y tế Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tổ chức đoàn công tác tăng cường cho Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk nhằm hỗ trợ, hướng dẫn công tác tiếp nhận, cách ly và điều trị các trường hợp mắc bạch hầu.

Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo chính quyền các địa phương huyện, thị xã, thành phố phối hợp với ngành y tế chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu theo quy định.

Tại Bình Phước, chiều 14-7, thông tin từ Sở Y tế tỉnh cho biết sở vừa có công văn khẩn đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu.

Cụ thể, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu của bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời; tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, xử lý triệt để, không để dịch bùng phát, lan rộng; điều trị kịp thời khi phát hiện người mắc bệnh, người lành mang trùng, hạn chế thấp nhất trường hợp Tu vong.

Cán bộ y tế tỉnh Bình Phước tiêm chủng phòng ngừa bệnh bạch hầu cho người dân xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú phòng ngừa bệnh bạch hầu vào tháng 7-2016 - Ảnh: BÙI LIÊM

Sở Y tế cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với trung tâm y tế các địa phương xác định rõ địa bàn, đối tượng nguy cơ mắc của từng địa bàn, lên kế hoạch phòng chống dịch bạch bạch hầu.

Mặt khác, tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh, tổ chức tiêm vét cho các đối tượng bị bỏ sót ngay sau buổi tiêm chủng, nhất là những xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, chuẩn bị sẵn sàng Thu*c điều trị dự phòng, hóa chất xử lý môi trường và vắcxin Td giảm liều hay còn gọi là vắcxin uốn ván bạch hầu.

Trước đó, tháng 7-2016, tỉnh Bình Phước công bố dịch bệnh bạch hầu xảy ra ở 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú, huyện Đồng Phú, nhằm tránh dịch bệnh lây lan sau khi có 3 người, từ 6 đến 26 tuổi Tu vong (từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7-2016). Ngoài ra, thời điểm đó có hơn 40 người nghi nhiễm căn bệnh này phải cách ly tập trung điều trị.

ThS.BS Lê Anh Tuấn - phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh... để phòng bệnh bạch hầu.

Nguồn: Bộ Y tế - Đồ họa: NGỌC THÀNH

BÙI LIÊM - TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/dak-lak-them-3-ca-bach-hau-binh-phuoc-chi-dao-khan-phong-chong-dich-20200714160721579.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY