Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

Chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất cho trẻ như thế nào trong mùa dịch là câu hỏi lớn được các bậc cha mẹ, những người chăm sóc trẻ đặt ra.

Trẻ em cũng lo lắng về dịch bệnh

Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (msd) vừa phối hợp với mạng lưới quản trị quyền trẻ em thực hiện tọa đàm trực tuyến: “chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất trong mùa dịch”.

Tại đây, em tô hoàng vi anh - học sinh trường thcs nam từ liêm, hà nội cho biết: “trong giai đoạn giãn cách xã hội, em cảm thấy khá lo lắng không chỉ cho bản thân và gia đình mà còn cho mọi người xung quanh. giãn cách xã hội đã khiến cho cuộc sống của gia đình bị đảo lộn, em cũng không quen với việc học online mỗi ngày. hàng ngày, khi nghe tin số ca nhiễm tăng lên liên tục, em cũng cảm thấy rất băn khoăn rằng bao giờ tình trạng này mới chấm dứt. đồng thời, khi học online, chúng em sẽ phải nhìn vào màn hình trong thời gian rất lâu, ảnh hưởng đến mắt rất nhiều. cơ thể sẽ nặng nề hơn do không được vận động nhiều”.

Em Nguyễn An Huy - Học sinh Trường THCS Minh Khai, Hà Nội cũng cho biết rất lo lắng vì tình hình dịch bệnh kéo dài. Em đã bị cận rồi và bây giờ, khi phải tiếp xúc nhiều với máy móc, em cảm thấy khá lo sợ, không biết mình có bị tăng độ cận hay không. Em cũng là người khá hướng ngoại, em muốn gặp gỡ, giao lưu và vui chơi với các bạn. Thời gian vừa qua phải ở nhà, lại phải học online em cảm thấy khá bí bách…

Giúp trẻ thích nghi với giai đoạn giãn cách

Ở góc độ chuyên môn, bác sĩ mai xuân phương, phó vụ trưởng vụ truyền thông - giáo dục, tổng cục dân số, bộ y tế cho biết: đến thời điểm này, chúng ta đang chuẩn bị bước sang năm thứ 3 đối diện với covid-19, tổn thương đối với trẻ em là vô cùng lớn. đầu tiên là tổn thương về mặt tinh thần. trẻ em hiếu động, rất muốn được quan tâm, thương yêu. nhưng khi đại dịch diễn ra, các em chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, bố mẹ dễ cáu gắt, quát mắng dẫn đến tổn thương, có thể dẫn đến phản ứng cực đoan như loạn thần, trầm cảm, tự kỷ,… đây là điều rất dễ hiểu.

Bên cạnh đó, các em cũng tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực trên mạng gây ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến một số hậu quả rất thương tâm. Chúng ta cũng phải đề cập về những tổn thương về thể chất. Các em phải ngồi học quá lâu, quá nhiều, gây ảnh hưởng đến mắt, cột sống, xương khớp. Vì vậy, vai trò của bố mẹ trong việc hướng dẫn các con rất quan trọng. Chúng ta cần phải hướng dẫn cho các con rất tỉ mỉ tư thế ngồi, ánh sáng ngồi học điều chỉnh thế nào cho đúng.

Bác sĩ Phương đưa ra lời khuyên: Bố mẹ hãy trang bị cho các con những kĩ năng sống, kĩ năng mềm, quan trọng nhất là kĩ năng giao tiếp: Làm quen và tạo mối quan hệ, quan sát, sử dụng ngôn ngữ không lời, phản hồi, khích lệ và động viên, kĩ năng thành thật, không nói dối, từ chối lịch sự, lắng nghe, tổng hợp, nói và thuyết trình. Những kĩ năng này sẽ giúp em dễ dàng thích nghi và tương tác với các bạn kể cả trong giai đoạn giãn cách.

Cũng nói về phương pháp đồng hành cùng con trong mùa dịch, anh lê xuân đức - phụ huynh có con học lớp 1 chia sẻ: khi ở nhà, tôi cũng thử rất nhiều cách để con có thể giao lưu nhiều hơn với bố mẹ cũng như vận động cơ thể. ví dụ như hai bố con sẽ cùng hít đất, tập thể dục, trượt patin,... hãy để con được làm những thứ con hứng thú để tinh thần con luôn hào hứng, phấn chấn trong thời gian ở nhà…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/dam-bao-suc-khoe-the-chat-va-tinh-than-cho-tre-5672659.html)

Tin cùng nội dung

  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY