Ẩm thực hôm nay

Đậm đà hương vị bánh chưng Tranh Khúc

Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt, không thể thiếu bánh chưng xanh để dâng cúng lên ban thờ tổ tiên. Có rất nhiều gia đình ở Thủ đô ngày Tết đều tìm mua bánh chưng Tranh Khúc ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội có vị dẻo, thơm, hương vị đậm đà nức tiếng gần xa cả trong và ngoài nước.

“Xóm bánh tét” Phước Hòa ở Kiên Giang rộn ràng mùa Tết
Độc đáo bánh tét hồng đẳng sâm Cần Thơ
Hấp dẫn cá lóc nướng cuốn lá sen non
TPHCM giới thiệu ẩm thực đặc trưng đến du khách
Cắt, xếp lá dong

Nằm cách trung tâm thủ đô hà nội trên 10 km, làng tranh khúc nằm ven con sông hồng đỏ nặng phù sa. từ quốc lộ 1a cũ, theo con đường dẫn vào làng cũng như vào các xóm đều được đổ bê tông sạch sẽ, những ngôi tầng, nhà ngói xây dựng khang trang. bà nguyễn thị chi trên 70 tuổi ở xã duyên hà, huyện thanh trì cho hay: bánh chưng tranh khúc có từ lâu đời, có màu sắc, hương vị đặc trưng riêng được nhiều nơi biết tiếng tìm đến. thôn tranh khúc gốc hiện có trên 80 hộ chuyên làm bánh chưng, còn ở thôn tân hà (được tách ra từ thôn tranh khúc) có trên 100 hộ theo nghề làm bánh chưng. ngoài ra, còn rất nhiều người con sinh ra từ tranh khúc đã mang theo nghề đến vùng đất mới.

Chủ nhà bánh chưng hùng thảo cho biết: để làm ra chiếc bánh chưng ngon đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo. quan trọng trước hết là ở khâu chọn nguyên liệu phải ngon và là thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc. lá dong phải là lá dong nếp, to bản, bóng đẹp, cuống nhỏ, phải được rửa thật sạch, lau khô, để khi gói, vừa tạo sắc xanh tự nhiên cho vỏ bánh khi luộc chín, bánh sẽ thơm. gạo nếp làm bánh chưng là gạo nếp cái hoa vàng ở vùng châu thổ sông hồng, những loại gạo nếp ngon có tiếng của hải hậu (nam định), đậu xanh hạt nhỏ, ruột vàng, đậm vị bùi ngậy. thịt lợn quê nửa nạc, nửa mỡ thái miếng dày. khi gói bánh, gạo nếp cho vào ngâm, đãi hết trấu, sạn, để ráo nước, rắc chút muối hạt trộn đều. đỗ ngâm rửa sạch, đồ chín, nắm hạt dẹt, thịt lợn tẩm ướp gia vị, hạt tiêu.

Làm nhân bánh chưng.

Công đoạn gói bánh thường do những người có tay nghề vững vàng đảm nhận, đảm bảo vừa nhanh, bánh chưng gói chắc chắn vuông vức, nhân bánh dàn đều, không bị xộc xệch. quan sát ở các gia đình làm bánh chưng ở tranh khúc, thấy rằng: người thợ gói bánh chưng đều không cần dùng đến khuôn gỗ để gói bánh chưng, tất cả đều gói bằng tay, những chiếc bánh chưng khi gói xong rất đều, đẹp, chắc chắn. theo chủ nhà bánh chưng hùng thảo: ngày bình thường có một số hộ gia đình làm loại bánh chưng nhỏ bán để làm bánh chưng rán, còn phần lớn các gia đình làm loại bánh chưng mức giá 30.000đ/ chiếc, mỗi ngày làm và bán khoảng 200 - 300 chiếc, bánh được tiêu thụ ở thị trường hà nội và các vùng lân cận.

Để phục vụ tết cổ truyền, từ đầu tháng chạp, tập trung nhất từ sau ngày ông công, ông táo 23 tháng chạp đến 30 tết, làng nghề bánh chưng tranh khúc luôn tấp nập người từ các vùng lân cận ở thường tín, phú xuyên (hà nội) xa hơn ở nam định, thanh hóa với tiền thuê 300.000đ/ ngày để rửa, xếp, cắt lá, hỗ trợ việc gói, xếp, luộc, vớt, ép, vận chuyển bánh… những ngày này, nhà làm ít nhất cũng khoảng 1.500 chiếc bánh chưng, gia đình làm nhiều khoảng 2.000 chiếc/ngày, mức giá từ 30.000đ- 50.000đ/ chiếc. ngoài ra, các gia đình còn làm loại bánh chưng đặt giá từ 100.000đ - 150.000đ/chiếc. theo chủ nhà bánh chưng hùng thảo: do năm nay, giá thịt lợn có tăng nên cũng có tác động đến làng làm bánh chưng tranh khúc, giá mỗi loại bánh chưng tết sẽ tăng 10.000 đ/ chiếc.

Gói bánh chưng.

Bà nguyễn thị chi cho biết: trước đây, mỗi dịp tết đến làm bánh chưng hết sức vất vả, tất cả đều phải làm thủ công, đáy nồi lót cuống lá dong để tránh cho bánh bị cháy, đun bánh chưng chủ yếu bằng củi, luôn phải canh bánh chưng để giữ lửa đều, để cho bánh luộc được chín đều. bánh chưng phải luộc từ 12 - 14 tiếng bánh mới chín, dền, dẻo, ngon. những năm gần đây, công đoạn luộc bánh được thay thế từ bếp củi sang bếp điện. thường vào buổi chiều, bánh chưng gói xong, được xếp gọn gàng vào giá sắt, sau đó được chuyển vào nồi đun, các chủ nhà bánh chưng đặt đồng hồ hẹn giờ, mỗi mẻ bánh chưng được luộc sôi khoảng 10 tiếng thì bánh sẽ chín đều, điện sẽ tự ngắt. sau khi luộc xong bánh được rửa, ép cho ráo nước. nếu thời tiết thuận lợi, bánh sẽ để được 1 tuần, nếu hút chân không, bánh chưng có thể để được 10 ngày.

Luộc bánh chưng

Bánh chưng tranh khúc sẽ được chuyển đi khắp nơi trong thành phố hà nội và các vùng phụ cận và theo những chuyến bay đến các tỉnh phía nam hay vượt qua biên giới đến với cộng đồng người việt nam xa quê hương ở nước ngoài, mang hương vị tết việt đến với mọi miền.

(Baodulich.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: Hải quan Online (https://haiquanonline.com.vn/dam-da-huong-vi-banh-chung-tranh-khuc-119089.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY